đề quan trọng đã được đặt ra nóng bỏng: có nên nhân dịp này bắt luôn
người nhận tài liệu không, hay chỉ bí mật quan sát, phát hiện, rồi tiếp tục
theo dõi?
Lại một phen tranh cãi. Anh này nói là nên bắt ngay. Bắt kẻ gian tại hiện
trường là tuyệt quá rồi, hoàn toàn chính xác và đúng pháp luật. Anh kia lại
có ý kiến khác, thận trọng hơn: Tất nhiên bắt ngay thì mọi việc đề gọn và có
thể “ca khúc khải hoàn” ngay. Nhưng lại phải đề phòng nếu không phải
đích thân X.15 tới đó lấy tài liệu thì sao? Trường hợp này ta sẽ chỉ bắt được
một nhân viên liên lạc. Lại mất công tra xét. Hơn nữa X.15 thấy động, một
là nó sẽ trốn thoát, hai là thủ tiêu hết mọi tài liệu mật, rồi tự sát thì sao? Vậy
chỉ nên bí mật quan sát, xem ai tới nhận tài liệu. Rồi cứ cho hắn lấy tài liệu
đi. Ta tiếp tục bám sát cho tới lúc đã nắm đầy đủ tang chứng, đã lần tới
đúng hang ổ của chúng bấy giờ sẽ tổ chức chộp. Khi đó X.15 dù có tài trời
cũng không thoát được.
Lập luận và chủ trương này cuối cùng đã được cả tổ đồng ý và chấp nhận.
Chậm một chút nhưng chắc.
Thế là một kế hoạch giám sát cuộc chuyển giao tài liệu của X.25 cho
“người nào đó” đã được vạch ra. Mục đích không phải bắt tại chỗ kẻ lấy tài
liệu, mà chụp được hình nó, rồi bám sát nó một cách bí mật để biết rõ được
địa chỉ, nơi ở đích thực của nó. Còn từ đó về sau, bám sát thế nào, và làm gì
là một kế hoạch khác.
Kế hoạch giám sát cuộc trao tài liệu mật ở hòm thư NT.201 đã được mang
tên “Đêm thu”, và trao cho Rồng Xanh trực tiếp chỉ huy. Lực lượng hỗ trợ
thực hiện là nhờ vào công an tỉnh.
- Còn tôi? Võ Trần sốt sắng hỏi – Không cho tôi tham gia vụ này sao?
Mẫn tươi cười:
- Anh không thất nghiệp đâu! Cũng vào ngày 3 tháng 8 ấy, trước đó một
ngày, sau đó một ngày, cộng 3 ngày, anh cần có mặt ở Z, bám sát và tìm