tới hoặc chưa “sờ” tới, như việc Bảy Hựu có thể đã có liên quan tới những
vụ rung dọa, theo dõi Nguyên Nguyên…
3
Căn nhà nhỏ, vách gỗ, mái tôn, quá đơn sơ, chỉ có những mảnh vườn cây
ăn trái vây quanh là đáng giá và làm cho khách ở xa tới phải chú ý. Đây là
nhà của Vũ Nhâm, người đã quá cố.
Mẫn ngồi trước một chiếc bàn nhỏ kê ở sát một cửa sổ, chăm chú lật đi lật
lại cuốn an-bom của gia đình Vũ Nhâm. Chị Nga vợ Vũ Nhâm cùng hai
người con (một trai, một gái, người trạc 18, người trạc 16) cùng ngồi im
lặng, buồn rầu và cả nghi ngại nhìn anh.
Trong cuốn an-bom hầu hết là những tấm ảnh của Vũ Nhâm chụp từ thời
chiến tranh chống Mỹ. Một số ảnh mới chụp sau ngày miền Nam được giải
phóng, cùng ảnh của vợ con. Nhìn chung, không có gì đặc biệt. Tất cả đều
giống như mọi cuốn an-bom của mọi tập ảnh gia đình khác. Tuy nhiên Mẫn
cũng thấy có một điều đáng chú ý: trong cuốn an-bom có rất nhiều chỗ ảnh
cũ đã bị bóc đi chỉ còn trơ lại chút giấy trắng.
- Sao mất nhiều ảnh thế này? Chị và các cháu hay ai xé vậy? Và ảnh gì
vậy, chị và các cháu có còn nhớ không?
Chị Nga buồn rầu:
- Anh Nhâm bỏ đi đó. Còn nhớ có một lần tôi ngó tới tập hình này, hỏi
ảnh sao xé bỏ nhiều, làm xấu cả đi, ảnh bảo những hình cũ, để làm chi!
- Chị có nhớ hình của ai đã bị bỏ, loại không?
Chị Nga chưa kịp đáp, cô gái 16 tuổi ngồi bên đã mau miệng:
- Toàn hình của bạn bè ba cháu và mấy ông Mỹ… Mặt chị Nga thoắt tái
nhợt. Hai mắt đầy kinh hoàng, chị không kịp ngăn cô bé lại. Chị rên lên:
- Linh, sao con lại nói vậy?
Cô gái vội im bặt. Nhưng Mẫn đã cười dịu dàng:
- Xin chị đừng ngại, chúng tôi hiểu chứ. Thời Mỹ, thời Thiệu, cũng có
nhiều người Việt Nam mình do công việc hoặc buôn bán, hoặc tình cờ mà