một đoàn bác sĩ, y tá, hộ lý khá đông. Trong khi mạo hiểm, sục xạo vào các
vùng rừng núi dưới lá cờ chữ thập đỏ, chúng tôi thường gặp du kích hoặc
Quân Giải phóng. Nhưng thấy tụi tôi hoạt động có tính xã hội, nhân đạo nên
bao giờ họ cũng tha hoặc đuổi chúng tôi quay ra, chứ không bao giờ tấn
công hoặc bắt bớ. Sự nhân đạo và rộng lượng này nhiều khi cũng đồng
nghĩa với mất cảnh giác. Vì trong tụi tôi có những nhân viên chỉ điểm, tình
báo của Trung tâm, mà mãi về sau này tôi mới rõ. Tụi này đã ghi chép, đã
chụp ảnh được nhiều địa điểm kho tàng hoặc nơi ém quân của cách mạng.
Do đó bom đạn đã trút xuống phần nhiều trúng mục tiêu. Và nhiều cuộc càn
quét thường đã không uổng công…
Tôi trở lại chuyện Mỹ. Khi Mỹ vào Việt Nam cũng có nghĩa là CIA vào
thêm mạnh mẽ. Tôi nói “vào thêm” là vì CIA Mỹ đã vào từ khi có Diệm,
thậm chí trước cả Diệm, nhưng CIA khi đó còn bé nhỏ. Nay CIA đã trở
thành một cái gì có thể coi như cả một “quân chủng” Mỹ khi chúng ồ ạt vào
Nam Việt Nam.
Vì vậy đã có những cuộc tuyển mộ thêm nhân viên người Việt. Rất khác
ngụy, Mỹ tuyển mộ rất chặt chẽ, kín đáo. Tiêu chuẩn rất cao, không hề ẩu.
Ngụy thường chỉ chú trọng tới lũ bất mãn, bọn hồi chính. Nhưng Mỹ lại coi
lũ này là lũ khốn kiếp, bỏ đi. Đã phản lại cách mạng, lũ ấy cũng dễ dàng
phản lại Mỹ như không. Ngụy còn chú trọng tới lũ có nợ máu với cách
mạng, như con địa chủ bị đấu tố hoặc bị giết, con tư sản bị tước đoạt tài sản
hoặc bị tù tội… Mỹ không coi trọng lắm những chuyện này, mặc dầu cũng
thừa nhận đấy là một yếu tố có lợi: Mỹ thích những loại người khác: trẻ
tuổi, có kiến thức, có sức khỏe, năng lực, tháo vát, can trường, gan góc và
nhất là có nhiều tham vọng…
Chính vì vậy, tôi đã “lọt vào mắt xanh” của một nhân viên CIA hoạt động
ngầm trong Trung tâm dưới cái mũ cố vấn. Tôi xin phép khỏi phải nói dài
về những gì mà tên Mỹ ấy đã gặp gỡ, đã tuyên truyền tôi. Tôi chỉ xin khai
gọn: Cuối 1966, tôi đã chính thức được CIA tuyển mộ sau một loạt những