- Rồi! Nhưng vẫn câu hỏi nữa: vì sao trong giấy xuất ngục khai là xin về quê cũ làm ăn, lại đi Z? Làm gì? Ý đồ
gì?
- Chính người lính văn phòng ngụy đã trả lời một phần rồi đó: có thể ông ta có bạn thân ở Z nên đi Z trước. Sau
đó ông mới về quê có sao đâu?
- Rồi! Câu hỏi thứ ba: ra khỏi khám Chí Hòa, Ba Tín đi Z ngay, theo lời người lính văn phòng khai. Vậy sao
trong tự chuyện lại viết: về quê một thời gian rồi mới đi Z? Vậy vì sao có sự mâu thuẫn giữa sự thực và lời khai
này?
- Có thể có sự lầm lẫn, nhớ sai nào đó. Và dù cho ông Ba có khai sai một chút về thời gian, xét cho cùng cũng
chưa có một ý nghĩa gì lớn, đáng phải lưu ý. Tôi nghĩ như vậy.
Đến lúc này, Võ Trần có vẻ không chịu nổi nữa, mặt anh đỏ lên:
- Sao lại không phải lưu ý? Chính anh chứ không phải ai khác đã luôn nhắc tôi phải lưu ý tới tất cả những gì
không rõ ràng và mâu thuẫn.
Mẫn mỉm cười, tiếp tục cuộc “đấu lý”:
- Đừng có gắt tôi vậy, bạn ơi! Nếu ông Ba cứ viết thẳng là từ Chí Hòa đi Z luôn, cũng chẳng có hại gì cho ông.
Ngược lại, ông viết: đã về quê một thời gian rồi mới đi Z thật ra cũng không có lợi gì cho ông, giả dụ như có
chuyện khuất tất.
- Sao không? – Võ Trần tức thực sự rồi – Khai vậy mới là hợp lý. Vì không có anh cán bộ nào lại ngốc đến nỗi
ở tù ra lại chạy thẳng đi nơi xa lạ khác để tìm liên lạc. Địch nó sẽ chộp được ngay tức thì, khi nó kiểm tra ở địa
phương không thấy anh về trình diện. Nó biết ngay anh lại đi hoạt động. Mà vừa ở tù ra có tài thánh mới bắt liên
lạc được ngay với Đảng. Anh còn đang lớ ngớ, dù có chui lủi ở đâu rồi cũng sớm bị tóm lại thôi. Vậy khai thế
này mới là khôn, kín đáo, vì nó hoàn toàn hợp lý. Vụng dại mà khai thật là “ở tù ra, tôi đi thẳng tới Z, để tìm liên
lạc với cách mạng”, thì những người chỉ cần trình độ như tôi, cũng sẽ phải đặt câu hỏi: “Vậy thằng địch không
biết tí gì về anh sao? Thằng địch để yên cho anh “chạy” ngay tới Z để hoạt động hợp pháp sao? Tụi nó đâu có
quá ngờ nghệch đến thế!”.
Tới lúc đó Mẫn đứng dậy. Anh chìa tay ra bắt tay Võ Trần và siết chặt, tươi cười:
- Cũng có thể là tôi “thua” bạn rồi đấy! Xin tạm ngừng tranh luận và đề nghị anh lao tiếp vào kho tài liệu nữa
đi! Anh cần vào đấy chục lần, trăm lần nữa. Xin anh chú ý hơn nữa tới cả khu vực tài liệu Mỹ cho tôi.
- Anh chưa cần trở lại ngay Đoàn 123 sao? Cả tôi nữa.
- Rất cần, nhưng còn muốn đợi Út Bơ chút nữa xem có tín hiệu gì không?
- Vậy tôi có nên bắt tay vào Phan Kim Hoàng nữa không?
- Anh cứ làm theo đúng kế hoạch, mặc dầu tôi bắt đầu nghĩ rằng: bây giờ thì dường như chúng ta đã có một
định hướng…
*
* *
Sáng hôm sau, khi Võ Trần sửa soạn để lại tới các kho lưu trữ thì chuông réo vang. Mẫn nhảy tới máy điện
thoại. Gương mặt anh đang chăm chú thoắt như sáng bừng, nở giãn ra: “Vâng! Vâng! Tôi hiểu rồi! Rất cảm ơn
chú Sáu! Rất cảm ơn!”.
Một sự mừng rỡ ít thấy và có lẽ chưa thấy ở Mẫn.
- Có tin về Út Bơ phải không? – Võ Trần hồi hộp hỏi.
- Đúng! Hay quá Võ Sĩ ơi! Tôi phải đi ngay đây. Tôi phải đi bãi biển nghỉ mát đây. Ông chờ tôi nhé! Tôi cố
gắng chỉ đi trong vòng ba ngày. Nếu trễ, tôi sẽ điện báo ngay, chúc ở nhà thắng lợi!
Một ngày ròng rã. Hai ngày ròng rã. Võ Trần lại gần như mờ cả mắt. Lần này, theo ý Mẫn, anh kiên quyết tập
trung vào khu vực tài liệu Mỹ. Nhưng khu vực này cũng hết sức đồ sộ, phức tạp. Anh tập trung trước hết vào
những gì có liên quan tới kế hoạch tình báo hậu chiến, một kế hoạch rất to lớn của Mỹ đã được phác ra từ 1965,