Đống phế tích ở thị trấn Ngọc Khê đó, cuối cùng cũng bắt đầu
được xây dựng lại sau lập xuân.
Ngày đầu tiên khởi công thì đào lên được một cái tráp. Nhân viên
tưởng rằng lại tìm thấy đồ cổ như tấm bia ở Sùng Phúc tự nên điện
thoại cho cục Văn hóa khảo cổ, kể là bên trong có mảnh lụa bọc một
đống mảnh sứ vỡ. Lúc Cố Văn Lân nghe điện thì lập tức nghĩ ngay
tới Phó Bắc Thần.
Anh ta luôn cảm giác rằng người bạn ấy chắc sẽ có hứng với việc
này, hơn nữa, thứ phát hiện là đồ sứ vỡ. Anh ta điện thoại cho Phó
Bắc Thần ngay tức thì.
Rất nhiều năm về sau Cố Văn Lân vẫn nhớ như in biểu tình của
Phó Bắc Thần khi đấy. Cậu ta cẩn thận sờ vào những mảnh vỡ trong
cái tráp, như đang đối mặt với người mình yêu đến tận xương tủy.
Tráp và mảnh lụa đều là đồ hiện đại, nhưng những mảnh vỡ kia,
sau khi kiểm định thì lại là đồ từ lò Quan thời Tống.
Có thể thấy là nó không phải được chôn ở đây từ thời xa xưa.
Chuyên gia đã giải thích rằng có người đã chôn những mảnh vỡ này
ở đây. Mọi việc được xử lý rất nhanh, cũng không dẫn đến nhiều sự
chú ý như chuyện tấm bia đá. Phần lớn mọi người dân bao gồm cả
Đới Thục Phân đều không biết chuyện.
Phó Bắc Thần chủ động phục chế lại tác phẩm sứ, vì tác phẩm thời
Tống khá đẹp nên viện bảo tàng cũng hy vọng có thể giữ lại để làm
vật sưu tầm.
Mùa xuân tháng tư.
Hôm nay ít mây, gió nhẹ, Viên Viên được Phó Bắc Thần lôi đi hẹn
hò ở viện bảo tàng của tỉnh. Thứ hai là ngày tất cả các bảo tàng đóng
cửa, bảo tàng của tỉnh cũng không ngoại lệ. Nhưng anh lại cà thẻ rồi
ung dung dắt cô đi vào.
Ngày thường tuy bảo tàng này yên tĩnh nhưng lượng người vào
không phải ít, khác hẳn với cảm giác mênh mông trước mắt. Cô
chưa từng thấy quang cảnh nào trống trải như thế nào, khiến cô cảm