không thể chép miệng rằng "còn trẻ, có tiền, để nó tự do" Tệ nạn xã hội thì
nhan nhản . Thái Tuấn đắn đo cân nhắc tìm bạn đời của nó cũng phải . Chị
cứ từ từ, coi nó chọn ai
- Ôi ! Tôi không an tâm chú ạ . Thời nay, con gái nhà lành hiếm lắm . Gái
quê thì có đấy, nhưng quê mùa, cục mịch qúa, lại e không hợp với địa vị
của nói . Tôi chịu mỗi con bé này
- Ông Bảy hoàn thở dài:
- Thằng Cường con chị Ba cũng y như thằng Tuấn . Suốt ngày cứ chúi đầu
vào hồ sơ can phạm . Chị Ba vò võ môt. mình, tôi thấy bất nhẫn ghê .
Nhưng chịu, không biết phải làm sao
- Bà Tâm An nhăn tít vầng trán:
- Chú Út ! Chú vừa nói, chị Ba nào vậy ? Nhà mình ngoài ba thằng Tuấn và
chú ra . Tôi đâu còn thấy ai khác ?
- Ông BảY Hoàn nặng nề:
- Tôi xin lỗi chị . Tôi đã giấu chị suốt mấy chục năm nay
-Giấu tôi ? Chã lẽ ba thằng Tuấn ?...
- Bà Tâm An thảng thốt:
- Ông Bảy Hoàn trầm giọng:
- Chị còn nhớ chiến dịch mậu thân 68 . Sư đoàn của anh Hai bị kẹt ở Đồng
Xoài không ? Và anh Hai đã bị thưƠng nặng trong trận ấy . Đơi vị rút lui,
nhưng không tìm được số thương binh còn lại . Anh HAi đã được hai cha
con một gia đình nghèo, sống bằng nghề làm thuê cuốc mướn cứu, đem về
nuôi tại nhà . Họ đã vất vả hàng ba tháng trời mới cứu được anh Hai sống .
Chính thời gian cận kề chăm sóc vết thưong cho anh Hai dưới hầm bí mật .
Cô con gái chủ nhà (cũng chính là một cán bộ phụ nữa huyện lúc ấy) đã
đem lòng yêu thương anh Hai . Ngày chuyển anh Hai về chiến, anh Hai
không hề biết anh đã để lại một giọt máu với ngu8ời con gái ấy . Miền Nam
giải phóng, anh Hai về Đồng Xoài để tìm gia đình đã nuôi anh khi hoạn nạn
. Được biết, ông già đã hy sinh ngay đêm chuyể anh Hai đi, bọn giặc phát
hiện, đuổi theo bị Ông chặn lại . Còn cô gái rút lên chiến khu, rồi ra Hà Nội
công tác
- Ông Bảy Hoàn nhìn bà Tâm An một thoáng: