6. Cuộc cải tạo cõi trần gian trong tương lai. Ý nghĩa của
niềm tin tận thế
“Tin mừng về vương quốc” được Đức Kitô đem đến, như chúng ta đã thấy,
khác biệt có tính nguyên tắc với quan niệm theo cựu ước về vương quốc Thiên
Chúa ở chỗ thiết lập một khác biệt và phân chia rành mạch giữa việc vượt qua cõi
trần gian trong nội tâm và không nhìn thấy được cũng như việc đạt tới Vương
quốc Thiên Chúa thông qua việc khám phá rằng vương quốc ấy vĩnh viễn thuộc
về con người và con người có khả năng trực tiếp vào được nơi đó, ấy là một
phương diện, - phương diện thứ hai là thắng lợi ở đây gắn với cuộc đi đến lần thứ
hai của Đức Kitô trong vinh quang và sức mạnh với cuộc kết thúc của cõi trần
gian như nó là thế ở trong hình thức hiện hữu hiện nay của nó.
Thế nhưng ở đây, trong quan hệ của hiểu biết Kitô giáo ấy, thì cũng cùng
mối hoài nghi đó lại thoáng hiện trong tâm hồn, đó là vấn đề chúng ta gặp phải
trong việc tiếp tục theo mạch suy tư đó. Việc dịch chuyển cuộc đi đến hiện thực
của Vương quốc Thiên Chúa vào hồi kết thúc cõi trần gian, vượt ra ngoài giới
hạn của thời gian lịch sử nhân loại nói chung, liệu có phải đơn thuần chỉ là một
hình thức an ủi lừa dối của tư duy tôn giáo, vốn chỉ đơn thuần giấu giếm tình
trạng không tin tưởng vào việc đi đến đích thực của nó? Không thể phủ nhận rằng
ở trong ý thức phổ biến của thế giới Kitô giáo, cái hình thức hứa hẹn đặc trưng
Kitô giáo này về thắng lợi chung cuộc trong tương lai của Vương quốc Thiên
Chúa quả thực đã dẫn đến tình trạng không tin tưởng vào nó ở mức độ lớn. Sau
khi những tín đồ Kitô giáo đầu tiên đã chờ đợi cuộc đi đến lần thứ hai của Đức
Kitô cũng như hồi kết thúc của cõi trần gian như là rất gần tới, hầu như ngay lập
tức, [việc chờ đợi đó] đã không được biện minh, - và sau khi việc chờ đợi đó đã
mất đi phần lớn sức mạnh an ủi, thì diễn giải của vị tông đồ nói rằng một ngàn
năm chỉ là một ngày của Thượng Đế, hoặc việc chậm trễ là Do Thái độ kiên nhẫn
rất lớn của Thượng Đế cho phép chúng ta có thời gian để hối cải và cứu độ, - thì
việc triển hạn “cuộc đi đến lần thứ hai” ở trong ý thức đại chúng thành ra giống
như câu nói thời La Mã cổ đại “cho đến lịch Hi Lạp”, như uyển ngữ có nội dung
là “chẳng bao giờ”. Giới tín đồ Kitô giáo từ lâu rồi đã trở nên cố thu xếp sống
theo kiểu “Kitô giáo” ở cõi trần gian một cách vững vàng cho mãi mãi, giới tín đồ