Nói cách khác, điều này có nghĩa: sức mạnh toàn năng Thần thánh không
phải là sức mạnh bên ngoài xâm nhập cưỡng bức vào cõi trần gian và chiến
thắng nó. Sức mạnh toàn năng ấy tác động lên tâm hồn con người và thông qua
nó đi vào cõi trần gian, trái lại, từ bên trong - dưới hình thức ân phúc, thâm nhập
vào những chiều sâu của linh hồn tự do mở ra đón nhận nó. “Sức mạnh toàn
năng”, “thắng lợi trước cõi trần gian”, “quyền lực ở trên tròi và quyền lực dưới hạ
giới” - tất cả những điều này thực chất là những khái niệm, không được phép lẫn
lộn cả với sức mạnh vật thể thô thiển lẫn quyền lực bạo chúa. Chúng chỉ có thể
được so sánh với sức mạnh không cưỡng nổi của vẻ duyên dáng khả ái quyến rủ
và lôi cuốn trái tim con người. Nhà hiền triết cổ đại Aristotle hiểu rõ điều này khi
ông nói rằng Thượng Đế làm chuyển động thế giới theo cung cách như đối tượng
tình yêu tác động lên người đang yêu, - chính là lôi cuốn nó về phía mình và
chinh phục trái tim của nó. Nhưng nếu như sức mạnh toàn năng của Thượng Đế
tác động dưới hình thức ần phúc trút vào trái tim con người, thì vấn đề hiện thực
hay hiệu quả tác động của nó quy về bí ẩn cuối cùng không thể giải thích nổi của
hiện hữu con người - bí ẩn tự do. Mọi người đều biết vấn đề ân phúc và tự do đã
đóng vai trò như thế nào trong lịch sử tư biện Kitô giáo (phần nào cũng cả trong
lịch sử tư biện thần học của các tôn giáo khác). Chúng ta sẽ không thảo luận lí
thuyết ở đây về vấn đề này Chúng ta chỉ giới hạn trong nhận xét rằng, cả mối
tương quan này theo thực chất cũng là nghịch thường, nên vì thế mà không có lời
giải đáp duy lí được. Một mặt ân phúc dưới hình thức vẻ khả ái Thần thánh lôi
cuốn những trái tim về phía mình không thể cưỡng lại và chinh phục chúng, tựa
hồ như tự sản sinh ra trong những trái tim ấy chuyển động tự do hướng về mình,
một sự tự khai mở tự do - ý nghĩa sức mạnh toàn năng Thần thánh nằm trong
điều này; nhưng một mặt khác tự do của con người theo bản thân khái niệm ấy là
một thứ gì đó tuyệt đối tự phát, tiên khởi, không thể được xác định bằng thứ gì từ
bên ngoài; và bằng trải nghiệm chúng ta biết rằng những sức mạnh ân phúc
thường uổng công gõ vào trái tim con người bị khép lại do bị cầm tù bởi “cõi thế
gian này”. Tư biện thần học, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, đã nghĩ ra rất nhiều
cách biểu đạt tinh tế, rất nhiều phân biệt tế vi các loại ân phúc, nhằm khắc phục
về trí tuệ điều nghịch thường này. Dù những biểu đạt ấy có lí thú và đáng học hỏi
đến đâu đi nữa, chúng cũng không đủ sức khắc phục được tính nghịch thường của
mối tương quan ấy một cách hiện thực thật sự. Tất cả những phạm trù thông
thường mà chúng ta đặt vào đó mối tương quan của các hiện tượng, đều không
thỏa đáng cho cái môi trường có chiều sâu đầy huyền bí mà ân phúc tác động tại
đó, trong tính tự phát ở tinh thần tự do của con người. Tác động ấy ban cho chúng