điểm này thì trợ giúp cho con người, ví dụ như các thành tựu của tri thức y học
hay là các cải cách xã hội, là “cứu độ” hiện thực hơn rất nhiều so với “cứu độ”
được loan báo bởi tin mừng. Những suy nghĩ kiểu này thực chất là cội nguồn của
những phân vân về ý nghĩa của tin mừng và những hoài nghi về tính chân lí của
nó.
Hẳn sẽ là dấu hiệu phá sản niềm tin của chúng ta, nếu giả sử chúng ta phản
ứng lại nỗi hoài nghi và không tin tưởng ấy đơn giản như thái độ gian trá gây
choáng cho chúng ta. Người có niềm tin chân chính, ngược lại, phải công khai
phát biểu đáp lại một cách đón nhận.
Vấn đề là tính chất dễ bị tổn thương đó của “tin mừng” từ quan diểm định
hướng lí tính và đánh giá đạo đức-duy lí đối với thế gian và đời sống, thuộc về
chính thực chất của tin mừng, nên vì vậy mà vĩnh viễn là “cám dỗ cho những
người theo Do Thái giáo và điều điên rồ đối với những người Hi Lạp cổ đại”;
cám dỗ ấy và điều điên rồ ấy chính là nằm trong mối quan hệ của phúc lành mà
tín mừng loan báo đối với tình hình hiện thực và môi trường đời sống con người
mà Sách Thiêng gọi là “cõi trần gian”.
Liệu chúng ta có thể tin vào tin mừng, tức là thừa nhận rằng dù sao nó cũng
vẫn là tin mừng hiện thực chân chính - tin báo về “cứu độ” con người và thế gian,
về tính được đảm bảo của hiện hữu nhân bản, về niềm vui sướng và phúc lành
được chuẩn bị dành cho người ta - ấy là chuyện của chính chúng ta. Thế nhưng
tính công chính khách quan giản dị đòi hỏi phải thừa nhận rằng “tin mừng” của
Đức Jesus Kitô không bao giờ chứa đựng những hứa hẹn mà những kẻ vô tín
ngưỡng đòi hỏi hay trông đợi ở nó. cần phải tư duy thế nào xuất phát từ khải
huyền Kitô giáo, về khả năng hoàn thiện cõi trần gian - về chuyện này sẽ phải
nói tới ở phần sau đây, trong mối liên quan khác. ít nhất thì tin mừng cũng chẳng
nói gì trực tiếp về chuyện này. Ngược lại, tin mừng về cứu độ trần gian - chính ở
đây bao hàm tính nghịch lí có dụng ý của nó - hứa hẹn cho con người một nền
tảng mới và những chân trời mới của đời sống, loan báo ban tặng cho linh hồn
con người sự bình an và “niềm vui sướng hoàn hảo” chính là trong bảo tồn tình
trạng thông thường - tức là tình trạng thực tế của con người ở cõi trần gian.
Tính nghịch lí của tin mừng bao hàm gần gũi nhất ở mối quan hệ biểu hiện
trong những lời lẽ: “Vương quốc của Ta không phải ở cõi trần gian này”. Tất
nhiên chúng ta biết rõ mọi linh hồn vô tín ngưỡng đều căm ghét những lời lẽ ấy
biết chừng nào. Và chúng ta dự tính rằng có những cơ sở hiện thực cho chuyện
này, vì tư duy thể hiện trong những lời nói ấy ở trong lịch sử của thế giới Kitô
giáo, đã là ngọn nguồn của những lạm dụng quá đáng nhất, nhiều lần đă bị lợi