dụng - và hiện nay cũng còn đang bị lợi dụng - để che đậy thói giả nhân giả nghĩa
và biện minh cho thói vị kỉ, cho thái độ vô cảm trước những đau khổ của người
gần, cho thói thụ động đạo đức và thái độ dửng dưng trước những vấn đề gay gắt
của đời sống con người gây xáo động lương tầm. Tuy nhiên về thực chất sự tình
là như vậy đối với toàn bộ sự thật Kitô giáo nói chung, vốn không biết đến những
thước đo ngoại tại nào hết, chính vì vậy mà ý nghĩa chân chính của nó dễ dàng bị
xuyên tạc và sự thật ầy dễ dàng bị thay thế bằng trá ngụy đạo đức giả. Ở đây mối
tương quan đã được biết từ lâu vẫn có hiệu lực: sa đọa tồi tệ nhất - ấy là sa đọa
của cái cao quý nhất. Tâm hồn tín ngưỡng cần phải chấp nhận mạo hiểm này,
luôn luôn bước tới để khẳng định và bảo vệ sự thật Kitô giáo.
Vậy chúng ta hãy suy ngẫm sâu vào ý nghĩa của những lời lẽ “Vương quốc
của ta không phải ở cõi trần gian này” - ý nghĩa thường không đi vào được ý thức
một cách rành mạch do những lời lẽ đó bị dùng quá thường xuyên thành câu nói
cửa miệng. Không những theo nguồn gốc lịch sử của ý tưởng “vương quốc Thiên
Chúa”, mà còn theo cả nội dung của khái niệm “vương quốc” - vương quốc, tựa
hồ như là quyền lực đối với con người và sự vật, tức là quyền lực đối với thế giới
- sức mạnh đem lại khả năng điều khiển thế giới và bắt nó phải tuân phục mình.
Tuy nhiên, bất chấp logic sơ đẳng ấy, Đức Jesus Kitô (vốn đã khước từ, khi dân
chúng muốn Người làm hoàng đế thực của cõi trần gian) lại thừa nhận Bản thân
là “Hoàng đế”, trong khi đang đứng như một người bị bắt, bị trói, bị đánh đập, bị
hạ nhục trước Pilate, và giải thích tình thế đầy nghịch lí ấy rằng vương quốc của
Người “không phải ở cõi trần gian này”. “Nếu giả sử như cõi trần gian này là
vương quốc của Ta, thì những người phục vụ của Ta ắt đã hành động vì Ta, để Ta
không bị bọn Do Thái phản bội”. “Vương quốc” của Người với tất cả những
thuộc tính tự nhiên đặc trưng cho vị chúa tể, với đầy đủ quyền lực và đảm bảo
đầy đủ, với chiều cao chúa tể của địa vị ở ông ta, với “niềm vui mừng hoàn hảo”
của ông ta, đồng thời với tất cả những điều đó hóa ra ở cõi trần gian Người lại
vẫn bị bất lực, cô đơn, bị truy đuổi, bị hành hạ, bị đánh đập và bị xử tử đau đớn,
nhục nhã. Phúc Âm nhấn mạnh rằng phẩm giá hoàng đế của Jesus Kitô lần đầu
tiên được chứng nhận cho thế gian chỉ ở dòng chữ viết trên cây thập tự mà Người
bị đóng đinh. Một nghịch lí thật kinh khủng, gần như không thể chịu đựng nổi!
Không phải chỉ có đám đông, không phải chỉ có những giáo sĩ tay cầm những
cuốn sách, các trưởng lão và bọn Pharisees cười nhạo nói rằng: “Nếu như Hắn là
Hoàng đế Do Thái, thì bây giờ hãy bước xuống khỏi cây thập tự đi và chúng ta sẽ
tin tưởng Hắn”, nhưng ngay cả đối với những đệ tử yêu thương và tin tưởng
Người thì nghịch lí ấy cũng là không chịu đựng nổi và đã làm dao động niềm tin