bức. Sau nữa, khải huyền khẳng định rằng chiến thắng của Đức Kitô trước cõi
trần gian, cứu độ mà Người mang đến cho thế gian, vẫn ở trong thành phần của
chính cõi trần gian - cho đến kết thúc cuối cùng của nó - là không nhìn thấy được,
cho nên cõi trần gian như nó là thế vẫn tiếp tục ở trong toàn bộ tính bi thảm của
nó và ở trong toàn bộ tình trạng trá ngụy của nó, cứ tồn tại tựa hồ như chưa hề có
chiến thắng của Đức Kitô trước nó và chưa hề xảy ra cứu độ nào của Người. Hai
luận điểm đều hết sức mâu thuẫn với “suy nghĩ hợp lí” và các động cơ đạo đức tự
nhiên, đến mức thực sự là “cám dỗ cho những người theo Do Thái giáo và điều
điên rồ đối với những người Hi Lạp cổ đại”, đến mức sự thật chân chính ở khải
huyền của Đức Kitô vĩnh viễn vẫn là nghịch lí vĩ đại nhất và niềm tin chân chính
vào khải huyền ấy luôn luôn chỉ thấu đạt được bằng nỗ lực lớn lao nhất và thực ra
cũng chỉ cho một số ít người.
Nhân tố thứ nhất trong hai nhân tố được chỉ ra ở trên - tính tất yếu đầy
nghịch lí cho chính những người thấm nhuần tinh thần của Đức Kitô, những
người được Đức Kitô làm cho bình an và được cứu rỗi và là những chủ nhân đích
thực của “kho báu” mà Người phát hiện ra và là các cộng sự chính quyền hoàng
đế của Người ở cõi trần gian, phải chịu đau khổ, bị truy đuổi và hạ nhục, - nhân
tố này như nó là thế được bièt dén thật rộng rãi, được chính Đức Kitô và các tông
đồ rao giảng rất nhiều lần và rất rõ ràng, đến mức không cần phải nói nhiều; nhắc
lại vắn tắt là đủ rồi.
Những đau khổ và cái chết trên giá thập tự của Đức Jesus Kitô, như mọi
người đều biết, được rao giảng như tấm gương mẫu mực vĩnh hằng cho tất cả các
đệ tử của Người. “Ai muốn đi theo Ta, hãy chối bỏ bản thân mình và vác lấy cây
thánh giá của mình, rồi hãy theo Ta”; vì rằng chỉ có người nào chịu mất linh hồn
vì Đức Kitô thì người đó mới có được linh hồn. “Ở cõi trần gian thì anh sẽ có
đau buồn”, số phận được báo trước thật rõ ràng và dứt khoát cho tất cả những ai
tin vào tin mừng và đi theo con đường được nó chỉ dẫn. Tin mừng báo trước cho
mọi người rằng nó đem đến cho tất cả những ai tin vào và đi theo nó, ở trong
bình diện số phận trần gian, không phải một tình trạng cải thiện, mà ngược lại,
một tình trạng tồi tệ nặng nề ở số phận của họ. “Để vào được vương quốc Thiên
Chúa, chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau buồn” - phù hợp với ý nghĩa đích thực của
tin mừng, những tông đồ đã dạy dỗ các tín đồ như thế (Công vụ các tông đồ,
14,22).
Tuy nhiên, di huấn đó có được ý nghĩa chân chính chỉ nhờ vào mối liên hệ
với nhân tố đầy nghịch lí thứ hai được nhắc tới ở trên nằm trong nội dung của tin
mừng. Nếu xem xét hời hợt có thể dễ dàng cho rằng tính tất yếu được nói trước