đối với các đệ tử của Đức Kitô, những người rao giảng khải huyền của Người, về
việc phải chịu đau khổ và bị truy đuổi ở cõi trần gian, chẳng qua chỉ là lời nói về
tất yếu cho những người rao giảng bất kì chân lí mới mẻ nào, cho những người
sùng tín vào bất cứ một kế hoạch mới mẻ nào đến nay chưa ai biết nhằm cải thiện
hay cứu độ cuộc sống con người ở cõi trần gian, [tất yếu sẽ] bị truy đuổi và chịu
đau khổ, chừng nào họ còn chưa khắc phục được đa số hủ lậu thù địch với họ
theo lẽ tự nhiên. Nói cách khác, tính tất yếu của đau khổ đối với các đệ tử của
Đức Kitô hẳn có thể hiểu được ở bên ngoài mối liên hệ với chính nội dung niềm
tin của họ, như là hệ lụy từ tính tất yếu phải tiến hành đấu tranh cho niềm tín ấy,
vì rằng những kế hoạch khác nhằm cứu độ hay cải thiện đời sống cũng tất yếu đòi
hỏi tinh thần hi sinh ở những người sùng tín vào những kế hoạch đó.
Thế nhưng quan điểm như thế sai lầm từ gốc rễ. Những đau khổ ở cõi trần
gian của các đệ tử của Đức Kitô được xác định không phải bằng sự kiện là họ
tranh đấu cho niềm tin của mình: những đau khổ ấy được xác định chính bởi bản
thân nội dung niềm tin của họ - chính nội dung và ý nghĩa của “tin mừng”. Tin
mừng do Đức Kitô đem tới là thứ mà “cõi trần gian” thù địch với nó về nguyên
tắc. Dưới đây chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ mối quan hệ đối đầu về nguyên tắc
vốn tồn tại giữa “cõi trần gian” và “tin mừng về vương quốc” do Đức Kitô đem
tới, - nói vắn tắt là giữa cõi trần gian và sự thật Ki tô giáo. Ở đây chúng tôi chỉ
tập trung vào một nhân tố quan trọng của cuộc đối đầu ấy, đã được nhắc tới ở
trên. Nó bao hàm vấn đề là “cõi trần gian” không thể tin được chân lí của tin
mừng và có xu hướng bác bỏ nó, bởi vì phúc lành mà tin mừng loan báo là không
nhìn thấy được - rằng vương quốc của Đức Kitô là vương quốc “không phải ở cõi
trần gian này”, rằng chiến thắng của Đức Kitô trước cõi trần gian không đem đến
những thành quả nhìn thấy, sờ thấy được ở trong thành phần của chính cõi trần
gian, mà ở đó vẫn tiếp tục ngự trị trá ngụy, độc ác và đau khổ.
Từ cái ngày, khi những lời lẽ về tin mừng được nói ra, cho tới tận bây giờ,
thì mối tương quan đầy nghịch lí ấy là cội nguồn không những của vô tín
ngưỡng, mà còn của thái độ nhạo báng công khai đối với nó. Theo lẽ tự nhiên,
thực ra đối diện với tính nghịch lí ấy sẽ là đòi hỏi phải có “điềm báo” để tin được
vào hiện thực của phúc lành và cứu độ được thông báo! Nhưng dù sao thì ở trong
ước muốn “nhìn thấy điềm báo”, đã chứa đựng vô tín ngưỡng, tình trạng mù lòa
tinh thần, tính ngoan cố vốn có của định hướng “trần gian” rồi, những thứ mâu
thuẫn với chính ý nghĩa của tin mừng. Và Đức Jesus Kitô đã giận dữ vạch trần
tính trá ngụy tôn giáo của định hướng ấy: “Bọn giảo quyệt tà dâm đang tìm kiếm
điềm báo, và điềm báo sẽ không hiện ra cho bọn đó đâu” ! “Thiếu đức tin” và