Thế nhưng do mối tương quan này nên bộc lộ ra tính vô căn cứ không
những của cách hiểu nói trên về “cứu độ trần gian” như việc cải tổ lại nó từ bên
ngoài một cách cơ giới, mà còn đồng thời và trực tiếp bộc lộ ra tính vô căn cứ của
phản bác ngược lại, hoàn toàn bỏ qua ý tưởng cứu độ liên đới toàn bộ cõi trần
gian ở trong khái niệm cứu độ. Chúng tôi có ý nói tới chủ nghĩa cá nhân tôn giáo
khá phổ biến trong giới Kitô giáo gần đây nhất trên thế giới, hoàn toàn tập trung
vào ý tưởng cứu độ linh hồn con người cá nhân và tư duy cứu độ chỉ như cứu độ
từng linh hồn riêng rẽ như nó là thế. Chủ nghĩa cá nhân như thế mâu thuẫn gay
gắt với tính phổ quát tôn giáo của ý thức Phúc Âm. Nó đi gần đến giới hạn của
khẩu hiệu: “hãy tự cứu mình, hởi ai còn có thể!” - là tiếng kêu hoảng loạn vào lúc
lâm nguy, - chính là biểu hiện của ý thức về tiêu vong toàn thể không sao tránh
khỏi, như nó là thế (ví dụ như con tàu), và như vậy là biểu hiện buông thả của bản
năng thú vật muốn tự vệ. Đáng phải tự suy xét về chuyện này để không còn chút
nghi ngờ nào về chuyện tâm trạng như thế về mặt tôn giáo và đạo đức mâu thuẫn
đến chừng nào với ý thức Kitô giáo. Mâu thuẫn tôn giáo là ở chỗ đối lập với
niềm tin Kitô giáo về cứu độ trần gian, ở đây lại là niềm tin tiêu vong không
tránh khỏi của nó, hay ít nhất cũng là tình trạng tan rã của nó thành những bộ
phận riêng rẽ (“những linh hồn”), mà trong đó chỉ một số được cứu thoát. Nhưng
ngay cả cảm nhận đạo đức bản năng đơn giản cũng nói với chúng ta rằng tâm
trạng như thế mâu thuẫn với chính thực chất của hiểu biết cuộc sống Kitô giáo.
Con người tự ý thức mình như một Kitô hữu, không thể chỉ nghĩ về cứu độ bản
thân mình bỏ qua số phận những người anh em của mình, cũng như chỉ nghĩ về
tình trạng “được cứu thoát” để thanh thản tận hưởng ân phúc, trong khi ngắm
nhìn những đau khổ chết chóc của những linh hồn khác. Bản thân ý tưởng cứu độ
ở đây bị xuyên tạc bởi mâu thuẫn chói chang, vì cứu độ chính là có được chỗ ở và
bình an ở trong Thượng Đế, Thượng Đế chính là tình thương yêu. Loại quan niệm
như thế dù trên thực tế có phổ biến rộng rãi đến đâu ở trong thế giới vốn tự mệnh
danh là Kitô giáo, thì thực chất cũng chỉ là một huyền thoại tăm tối chống-Kitô
giáo nào đó - sản phẩm của thói vị kỉ ở con người chưa được rạng sáng.
Thế nhưng nếu chủ nghĩa cá nhân trừu tượng thuần khiết dựa trên lãng quên
tôn giáo và đạo đức về tính cùng chung của đời sống con người và dẫn đến định
hướng vị kỉ trong quan hệ với nhiệm vụ cứu độ và mâu thuẫn rõ ràng với những
khởi nguyên sơ đẳng nhất của ý thức Kitô giáo, nói cách khác, nếu ý tưởng về
tính độc lập và cô lập vô điều kiện ở số phận của những linh hồn con người riêng
biệt cần phải bị bác bỏ, thì bằng cách đó vẫn chưa xóa bỏ được câu hỏi: liệu
chúng ta có nên hiểu “cứu độ” chỉ đơn thuần là cứu độ liên đới cùng một lúc toàn