DẪN NHẬP
Trong đoạn giáo đầu đầy huyền bí của kinh Phúc Âm do thánh Yoan viết,
mà ở đó ngoài khó khăn chung để thấu hiểu còn kết hợp cả với hàm ý không rõ
ràng theo nghĩa đen, và việc diễn giải nó từ xưa cho đến nay vẫn gây khó khăn
cho những người bình giải. Đồng thời chỗ đó lại có ý nghĩa quan trọng, vì nó đi
vào thành phần diễn tả mang tính biểu tượng ý nghĩa siêu hình học của khải
huyền Kitô giáo: nó nói về mối tương quan giữa ánh sáng của Thần ngôn (Logos)
với thế gian. Đó là câu thơ Phúc Âm Yoan. 1.5. Theo ngôn ngữ Hi Lạp nó được
viết như sau: “kai to phös en të skotia phainei, kai he skotia auto ou katelaben”.
Tính chất bí ẩn của chỗ này trước hết là do tính đa nghĩa của từ ngữ
“katelaben”. Động từ “katalambano” của ngôn ngữ Hi Lạp thông thường có
nghĩa là “thu nhận”, “nắm bắt”, “hấp thụ” (cả trong nghĩa vật chất lẫn tinh thần),
nhưng nó cũng có thể có nghĩa như: “chiếm lĩnh”, “bắt giữ”, “bắt được” (trong
rượt đuổi), ý nghĩa cuối cùng là “xâm chiếm”, “chiến thắng”. Người viết kinh
Phúc Âm muốn nói gì sau những lời “rồi ánh sáng rạng chiếu trong bóng tối”?
Theo một diễn giải xuất xứ từ Origène , nó miêu tả “tính bất khả chiến bại” của
ánh sáng trong cuộc đấu tranh của nó với bóng tối: ánh sáng một khi rạng chiếu
trong thế gian thì bóng tối không thắng được nó - bóng tối không “bao trùm nó”
được nữa; mặt trời tinh thần chiếu sáng thế gian không thể tắt đi được và cũng
không biết đón tình trạng bị che khuất: nó sẽ vĩnh viễn chiếu sáng và ở bên ngoài
quyền lực của bóng tối.
Thế nhưng câu thơ này cũng cho phép một diễn giải khác, trong một ý nghĩa
nhất định là diễn giải ngược lại, chúng ta sẽ hiểu động từ tiếng Hi Lạp ấy trong ý
nghĩa “thu nhận”, “nắm bắt”, “hấp thụ”. Khi đó thì câu thơ ấy không thể hiện
nhận thức vui mừng về tính không thể bị khắc phục của ánh sáng đối với bóng
tối, mà ngược lại nó thể hiện nhận thức bi thảm, cay đắng về thái độ ngoan cố của
bóng tối, về tình trạng không thể bị khắc phục của bóng tối đối với ánh sáng. Mặc
dù ánh sáng bừng lên và rạng ngời, thế nhưng - trái ngược với những gì xảy ra ở
thế giới vật lí và là điều được chờ đợi một cách tự nhiên - ánh sáng không xua
đuổi, không làm tan đi bóng tối; ngược lại, người viết kinh Phúc Âm xác nhận
hiện tượng ghê tởm, không thể hiểu nổi, tựa như phản tự nhiên. Ánh sáng chiếu