sáng, nhưng vẫn bị vây quanh bởi bóng tối dày đặc không thể xuyên qua được, là
bóng tối không bắt được, không thu nhận được ánh sáng, vì vậy mà không bị xua
tan đi trước ánh sáng. Và thế gian vẫn còn là vương quốc của bóng tối, mặc dù
trong chiều sâu của nó Ánh sáng Vĩnh cửu, Không-hề-tắt đang chiếu sáng.
Ngay từ trong sự kiện: bất đồng giữa hai cách hiểu ngược nhau ấy kéo dài từ
những người diễn giải cổ xưa nhất về Phúc Âm cho tới tận bây giờ, suy ra rằng
không cách hiểu nào trong số đó có được chứng minh khách quan, mang tính
quyết định, không-thể-tranh-cãi cho tính chân lí của mình, và để từ đó chứng
minh được tính trá ngụy của cách hiểu ngược lại. Chúng tôi không cho rằng mình
có đủ thẩm quyền để tìm ra cách hiểu mới mẻ có khả năng soi sáng đầy đủ để giải
quyết vấn đề gây tranh cãi ấy, hầu như đã kéo dài suốt hai ngàn năm. Chúng tôi
muốn nhận xét một điều khác có ý nghĩa quan trọng. Dù cho người viết Phúc Âm
thực ra muốn nói điều gì ở chỗ này khi sử dụng từ ngữ có hai nghĩa “katelaben” -
mỗi cách hiểu trong hai cách khả dĩ dẫn ra ở trên, đều chứa đựng ý nghĩa hoàn
toàn hòa hợp với học thuyết tôn giáo của kinh Phúc Âm Yoan và đứng vững được
trong tinh thần của học thuyết ảy. Hơn thế nữa, dù trên thực tế người viết Phúc
Âm có ý nói gì ở chỗ này, chúng ta cần phải nói về ý nghĩa tôn giáo của nó trong
toàn vẹn, rằng nó được xác định chính bởi sự kết hợp, cùng đồng thời khẳng định
cả hai ý tưởng, thu nhận được từ hai diễn giải khác nhau ấy. Chắc chắn rằng
trong thành phần của học thuyết tôn giáo thể hiện ở trong Phúc Âm Yoan có cả
niềm tin vào tính bất khả chiến bại, không thể nào dập tắt của ánh sáng thần
thánh, siêu trần gian, soi sáng cho thế gian và cả khẳng định cay đắng vạch trần
tính ngoan cố phản tự nhiên của bóng tối, không tan đi trước những tia sáng,
cũng như của bức tường không thể xuyên thấu nào đó bao quanh nó. Ở chỗ này
hay chỗ kia riêng biệt của kinh Phúc Âm, trọng âm có thể đặt vào một trong hai ý
tưởng ấy, nhưng cần nhớ rằng, điều quan trọng là chỉ có kết hợp của chúng,
khẳng định chúng đồng thời mới thể hiện được quan điểm của người viết Phúc
Âm thật đầy đủ trọn vẹn.
Thế nhưng điều này giả định rằng, hai ý tưởng ấy - và tương ứng với hai
cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu thơ được xem xét - ít nhất cũng không hề
mâu thuẫn với nhau. Nhân đây chúng tôi phải nhận xét một điều quan trọng liên
quan đến hai ý nghĩa khả dĩ của chỗ này - một điều hoàn toàn không thể tranh cãi,
nhưng khá lạ lùng là thường bị bỏ qua. vấn đề là sự khác biệt giữa hai ý tưởng
khả dĩ ở đây ít ra cũng không khác biệt bao nhiêu, như cảm thấy lúc thoạt nhìn
vào và như thường hay khẳng định.