không khác chút nào với tính tích cực của kẻ dị giáo, - một người như thế bị vạch
ra rằng anh ta trên thực tế thuộc về “những đứa con của thế kỷ này”; và cuộc
sống nội tâm đầy ân phúc mà anh ta ảo tưởng đang giữ được, tất yếu hóa ra là hư
ảo. Cuộc sống ân phúc ở trong Thượng Đế, nhờ đó mà các Kitô hữu theo bản
chất là “muối của cỏi trần gian”, nhất định phải thể hiện ra trong “vị mặn của trần
gian” - nếu không phải vậy thì muối ấy chẳng có ích gì và “người ta sẽ vứt bỏ”
nó; ngọn nến rạng chiếu ánh sáng của sự thật Kitô giáo, không được bỏ xó, mà
phải đặt lên cao để rạng chiếu cho cõi trần gian.
Hình tượng “ánh sáng” - chính cái hình tượng là cơ sở cho những suy tường
của chúng ta, - dễ dàng hơn cả giúp chúng ta làm sáng tỏ bản chất đích thực của
mối quan hệ đang được tìm kiếm. Nếu chúng ta đã nói về hiện hữu đạo đức bên
trong của Kitô hữu và phân biệt nó với hiệu quả đạo đức ở cõi trần gian, thì
không được quên rằng bản thân thực chất, tựa như thực thể của hiện hữu ấy, -
hoàn toàn theo tương tự với bản chất của ánh sáng - bao hàm trong năng lượng,
vốn không thể nào không tỏa ra bên ngoài. Tên gọi đích thực của năng lượng ấy -
đó là tình thương yêu. “Thượng Đế là tình thương yêu”, nên vì vậy mà hiện hữu ở
trong Thượng Đế là hiện hữu thấm đẫm và được nuôi sống bởi các sức mạnh ân
phúc của tình yêu thánh thiện. Và nếu hiện hữu ấy một mặt là trạng thái bên trong
nào đó của linh hồn, thì đồng thời - vì lẽ tình thương yêu theo thực chất là năng
lượng tác động - hiện hữu ấy là rạng chiếu ra ngoài sức mạnh ân phúc của tình
yêu; linh hồn chứa đầy tình yêu ở bên trong, thì cũng tự nhiên và tất yếu sẽ
thương yêu, giống như ánh sáng thì sẽ - rạng chiếu sáng. Tất cả các trường hợp
mà linh hồn tựa hồ như chìm đắm trong Thượng Đế, Thượng Đế tràn đầy trong
đó, mà lại không thương yêu, không vô tình toát ra ân phúc, tình thương yêu,
lòng đồng cảm thương xót, cảm tình, [toát vào] thế giỏi xung quanh và trước hết
là vào những linh hồn con người - tất cả các trường hợp tương tự như thế (khá
thường xuyên trong giới sùng đạo theo kiểu giáo phái Pietism của mọi tín ngưỡng
Kitô giáo) chứng tỏ tình trạng hư ảo, không chân thực, bị xuyên tạc của chính bản
thân đời sống tôn giáo bên trong. Lời dạy tình thương yêu đối với người gần
trong ngọn nguồn tiên khởi hay trong thực chất trực tiếp đối với Kitô hữu, không
phải là mệnh lệnh nào đó từ bên ngoài, chuẩn hóa ứng xử của anh ta hay chuẩn
hóa định hướng ý chí của anh ta; đây chỉ là giải thích bản thân thực chất hiện
hữu Kitô giáo của anh ta trong hậu quả tự nhiên, hoàn toàn tất yếu. Nói cách
khác, tình thương yêu là định nghĩa hiện hữu Kitô giáo mà ở trong đó bản thân
khác biệt giữa hiện hữu bên trong hướng đến Thượng Đế hay thực chất ở trong
Thượng Đế, và tính tích cực đạo đức hướng ra bên ngoài, được xóa bỏ hay là