giới đồng thời thù địch cả với chính sách thù hận cũng như với tình thương yêu
mơ mộng vô trách nhiệm, chúng ta cần phải quả quyết ý tưởng dũng cảm mang
tính chất Kitô giáo ở chính sách tình thương yêu. Chính sách tình thương yêu, tức
là một hệ thống các hành vi được chỉ đạo bởi ý thức có trách nhiệm thuộc cả hai
chi dấu xác định khái niệm này, vốn có ý nghĩa quyết định nhằm giải quyết theo
tính chất Kitô giáo đích thực cho những vấn đề của đời sống xã hội và nhà nước
trong mọi lĩnh vực của nó.
Như vậy chúng ta đã làm sáng tỏ tính thống nhất kép toàn vẹn một cách hữu
cơ của đời sống đạo đức Ki tô giáo: bên cạnh định hướng cơ bản của rạng chiếu
trực tiếp sức mạnh ân phúc của tình thương yêu vào cõi trần gian ở bên ngoài mọi
việc tính đến tình trạng cụ thể của cõi trần gian - vì rằng sức mạnh ân phúc của
tình thương yêu đều cần đến ở mọi nơi và mọi lúc - ở trong ý thức trách nhiệm
của chúng ta đối với số phận của các người gần, chúng ta cũng có nghĩa vụ tiến
hành “chính sách tình thương yêu”, tức là xác định những hành vi của mình bằng
tính toán để có kết quả cụ thể cao nhất, nhằm thực hiện tốt nhất trên thực tế lời
dạy tình thương yêu trong hoàn cảnh cụ thể đã cho của thế gian. Như vậy, kết cấu
đời sống Kitô giáo, bất chấp tính lưỡng diện của các hình thức bộc lộ của nó, vẫn
thống nhất ở bên trong, trong khi hoàn toàn được xác định bởi khởi nguyên thống
nhất của tình thương yêu.
Thực ra, sự thống nhất ấy không cản trở việc bản thân hai hình thức bộc lộ
hay là thực hiện tình thương yêu ấy, khác biệt nhau sâu sắc về chủng loại. Trong
việc rạng chiếu trực tiếp tình thương yêu thì hành vi thuộc về bản thần sức mạnh
ân phúc của tình thương yêu, và con người tựa hồ như chỉ là người ngồi đồng cho
các sức mạnh thánh thiện chữa lành và cứu độ cõi trần gian. Ngược lại, ở trong hệ
thống có chủ ý, được suy xét lỡ - trong chính sách tình thương yêu - tình thương
yêu chỉ là ngọn nguồn tiên khởi của sức mạnh tác động - động cơ, xác định mục
đích cuối cùng của tình trạng hữu hiệu, - trong khi ấy thì các hành động và nỗ lực
trực tiếp tác động lên cõi trần gian, theo bản chất của chúng lại thuộc về trật tự
hoàn toàn con người; và tính hữu hiệu Kitô giáo thuộc loại như thế - xét theo các
phương tiện được nó sử dụng - có thể không khác gì với “minh triết của thế kỷ
này” - ít nhất cũng từ hoạt động được xác định thuần túy bởi tình thương yêu tự
nhiên mang tính nhân bản đối với các con người cũng như bởi mối quan tâm trần
thế nhằm thỏa mãn các nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, khởi nguyên chung của tình thương yêu không phải chỉ có từ bên
ngoài kết hợp lại hai hình thức thuộc chủng loại khác nhau ấy của tính tích cực và
tựa hồ như tạo thành gốc rễ thống nhất tàng ẩn của chúng, mà nó còn thấm sâu