lề luật, tìm được thể hiện hữu hiệu và thái độ tôn trọng tính thiêng liêng của bản
diện cá nhân và tình thương yêu người gần ở mức độ tốt nhất như có thể. Trật tự
pháp quyền đảm bảo tự do cho con người cá nhân và tổ chức các biện pháp cần
thiết phù hợp với các điều kiện đã biết để ngăn chặn mọi trường hợp xâm phạm
tự do cá nhân, - chính là trật tự dẫn xuất ra từ thái độ tôn trọng con người như
hình tượng của Thượng Đế, tức là như một thực thể mà tính tích cực của nó theo
quy tắc chung được xác định bởi các sức mạnh nội tâm tự phát đầy sáng tạo của
nó - bởi các động cơ và các đánh giá sinh ra từ tính cá biệt độc đáo của bản diện
cá nhân đó. Giả sử như con người không bị nhiễm tội lỗi và thực thể của nó hoàn
toàn tương xứng với ỷ đồ của Thượng Đế về nó, thì hẳn là những dam mê tự do
của nó ắt phải là biểu hiện của tình thương yêu như thực thể của Thượng Đế và
hẳn là chẳng cần có hạn chế nào đối với những dam mê ấy. Thế nhưng vì những
đam mê ấy luôn mang tính chủ quan, và trên thực tế bị nhiễm tội lỗi và vị kỉ, cho
nên trật tự pháp quyền đồng thời lại phải hạn chế tự do ấy vì lợi ích của những
người khác hay là vì lợi ích của việc điều hòa cuộc sống chung nhân bản. Như
vậy, bản thân thực chất của quyền tự nhiên bao hàm trong việc nó là một thỏa
hiệp nào đó giữa hai khởi nguyẻn và giá trị đối kháng nhau - là thỏa hiệp dẫn xuất
ra từ bản thân tính lưỡng phân của bản chất con người - từ kết hợp trong con
người khởi nguyên thiêng liêng hình tượng của Thượng Đế với tình trạng tội lỗi
và không hoàn hảo của bản chất súc vật-xác thịt cụ thể của nó. Và từ đặc tính ấy
của thỏa hiệp cố hữu đối với “quyền tự nhiên”, tự bản thân
đièu này cũng sáng tỏ rằng “quyền tự nhiên ấy” không sao có thể là trật tự lý
tưởng tuyệt đối cho cuộc sống con người - hơn thế nữa, bản thân khái niệm trật
tự lí tưởng tuyệt đối hay là trật tự hoàn hảo hay là “lề luật” [như vậy], chính là
contradicto in adjecto (mâu thuẫn trong định nghĩa). Ngược lại, quyền tự nhiên là
tập hợp các khởi nguyên chuẩn mực hóa, tất yếu sẽ đồng thời phản ánh lại trong
chính nội dung của nó cả tính thiêng liêng của con người trong cơ sở tiên khởi
bản thể luận của nó, lẫn tình trạng tội lỗi và không hoàn hảo của nó trong thành
phần thường nghiệm của nó.
Trong thành phần thế giới quan Kitô giáo bộc lộ ra thái độ chống đối lại ý
tưởng “quyền tự nhiên” - từ phía một số xu hướng cấp tiến của tư duy Tin lành -
thì sự phản đối mang tính nguyên tắc cho rằng ý tưởng đó về thực chất là “dị
giáo”, có nguồn gốc cổ đại (học thuyết Stoic về quyền tự nhiên sau này đi vào
pháp quyền La Mã!), rằng được hiểu như ý tưởng về lề luật của Thượng Đế thì
nhiều nhất cũng chỉ hình dung được như ở trong thành phần của tôn giáo cựu
ước, và rằng niềm tin Kitô giáo, vốn không phải tôn giáo về bản chất hay về lề