tỏ cho chúng ta - khả năng của trật tự hoàn hảo thật lí tưởng, tức là khẳng định
rằng tình trạng hoàn hảo tất yếu vượt ra khỏi các giới hạn của mọi lề luật và “bổ
túc” cho nó, như vậy cũng đồng thời khẳng định một “lề luật” không hoàn hảo
nào đó, xét từ quan điểm lí tưởng cứu độ chung cuộc, tuy nhiên “lề luật” ấy là tất
yếu và bắt buộc chính là ở trong tình trạng không hoàn hảo ấy của mình, như là
biểu hiện của trật tự tự nhiên,tức là tương ứng với ý chí của Thượng Đế, chính vì
nó thích đáng với tình trạng không hoàn hảo của cõi trần gian và của bản chất con
người, và có ý nghĩa của một hiệu chỉnh tất yếu và không thể bị xóa bỏ cho tình
trạng không hoàn hảo ấy. Lề luật đó trong thực chất chung của nó có hiệu lực
vĩnh cửu mãi cho tới cuộc cải tạo chung cuộc của cõi trần gian, tức là cho đến khi
có một “eon” mới cao cả của hiện hữu đã được cứu độ chung cuộc. Và cần phải
thừa nhận là sai lầm sâu sắc và tiêu vong, cái khuynh hướng cấp tiến tôn giáo vốn
bị chấn động bởi tình trạng tội lỗi trần gian và dối trá ngự trị ở đó, nên đã đi đến
tín niệm rằng ở trong thành phần của cõi trần gian ấy nói chung không thể có
được khác biệt giữa sự thật và dối trá, vì rằng toàn bộ hiện hữu đều bị tình trạng
tội lỗi thấm đẫm đầu độc. Cái kiểu chủ nghĩa cấp tiến tôn giáo như thế trôn thực
tế, bất chấp hoài vọng mang tính nguyên tắc của mình, tát ycu sẽ dẫn đến việc
biện minh, phê chuẩn cho mọi cái ác trên trần gian, làm teo đi việc đánh giá đạo
đức đối với ứng xử của con người và các trật tự của đời sống.
Như vậy, ý tưởng “quyền tự nhiên”, - ý tưởng trật tự tương ứng với ý chí
Thượng Đế trong quan hệ với hiện hữu trần gian không hoàn hảo và chưa được
cứu chuộc - là ý tưởng hợp lệ và tuyệt đối tất yếu. Đây không phải là chỗ [thích
hợp] để phát triển thật đầy đù nội dung có hệ thống của quyền tự nhiên ấy. Nhưng
ở trong suy tưởng chung của chúng ta thì điều quan trọng là nhận xét rằng, ít nhất
một số trong các nguyên lí của nó cũng như một phức hợp nhỏ các trật tự và các
định chế được biết đến rộng rãi vốn được suy ra từ nó - chính là những thứ mà
trong đó đa phần thể hiện được mục đích của nó, vốn được xác định bởi tính
lưỡng phân bản thể luận của bản chất con người đá được trình bày ở trên. Điều
này là cần thiết vì rằng tâm trí phổ biến thường có khuynh hướng khẳng đinh một
chiều những nguyên lí trừu tượng riêng rẽ của quyền tự nhiên, trong khi không
nắm bắt được rằng chúng phải được hòa hợp với những nguyên lí khác tương
quan với chúng và cân bằng chúng, phần nào đơn thuần phủ định triệt để tmh tất
yéu của một số định chế, vốn tất yếu suy ra từ quyền tự nhiên. Chủ nghĩa tự do,
chủ nghĩa vô chính phủ thì lại càng hơn thế nữa, có khuynh hướng quả quyết tự
do cá nhân như điểm tập trung tuyệt đối và cơ sở tự nhiên duy nhất của cuộc sống
chung. Hầu như chẳng cần thiết phải nhắc đến phản bác lại điều này, vốn là điều