gọi là tiên tiến không thể giấu nổi nụ cười chế nhạo khi mới nghe thấy tên gọi của
chúng, đến mức ai quả quyết tính tất yếu của chúng, giá trị của chúng, tính gốc rễ
không thể bãi bỏ của chúng ở ngay những cở sở của hiện hữu thì người đó có
nguy cơ bị gắn cho nhãn hiệu tên phản động tăm tối, đầu óc hạn hẹp. Chấp nhận
mạo hiểm này, chúng tôi quả quyết rằng những định chế như là gia đình, quyền tư
hữu, nhà nước - ở trong toàn bộ tính đa dạng các hình thức của chúng - thực chất
không phải là những hiện tượng nào đó của đời sống nhân bản do lịch sử quy
định, dễ dàng có thể bị thủ tiêu, bãi bỏ, bị thay thế bằng các trật tự mới mẻ nào đó
vốn chưa từng có, mà ở trong thực chất chung của chúng chính là những khởi
nguyên vĩnh cửu nào đó của hiện hữu nhân bản mà trong đó biểu hiện ra tính tất
yếu bảo vệ cõi trần gian, vốn được quy định bởi chính bản chất súc vật của con
người - bảo vệ cơ sở tiên khởi thiêng liêng của hiện hữu súc vật - chống lại các
sức mạnh hỗn độn mang tính phá hủy. Sách thiêng Tân Ước, tài liệu cơ sở của ý
thức đạo đức Kitô giáo, chứa đựng những chỉ dẫn rõ ràng về ý nghĩa đó của
những đinh chế được đề cập đến. Trong những lời lẽ được mọi người biết ở các
thư tín gửi những người La Mã (13,1-5) quả quyết rằng chính quyền nhà nước -
.như nó là thế, tứclà mọi chính quyền nhà nước, thực hiện chức năng bảo vệ cuộc
sống con người “khỏi những điều ác” - “trả thù trừng trị kẻ làm điều ác”, - Ịchính
quyền như thế] được “Thượng Đế” đặt ra, cho nên “chống cự lại chính quyền là
chống lại định chế của Thượng Đế”, và chúng ta có trách nhiệm tuân phục theo
không phải chỉ vì nỗi sợ hãi bị trừng phạt, mà còn “theo lương tâm” nữa. Lời dạy
bảo ấy vẫn có hiệu lực, bất chấp rằng bản thân khái niệm quyền lực được Đức
Kitô thừa nhận là không tương thích với mối quan hệ Kitô giáo thực sự hoàn hảo
giữa những con người (Phúc Âm. Luc. 22, 25). Cũng như vậy, dù cho tình yêu
xác thịt là biểu hiện tình trạng không hoàn hảo ở bản chất súc vật của con người,
và sau khi “phục sinh”, tức là ở trong Vương quốc Thiên Chúa được hoài vọng,
theo lời của Đức Kitô, người ta “sẽ không lấy vợ lấy chồng nữa, mà sống như các
thiên thần của Thượng Đế ở trên trời” (Matth. 22, 30), tuy nhiên, từ phương diện
khác, chính ở trong thành phần của hiện hữu trần gian không hoàn hảo, hôn nhân
là điều thiêng liêng không thể phá vỡ, vì chính Thượng Đế kết hợp chồng và vợ,
khiến họ trở thành xác thịt thống nhất (Matth. 19, 4-6) nên vì vậy, theo lời vị tông
đồ, tình yêu hôn nhân là biểu tượng trần gian của mối gắn kết huyền bí của Đức
Kitô với giáo hội (Ep. 5, 25-32), tức là hiện thân nơi trần thế, trong những điều
kiện của hiện hữu trần gian không hoàn hảo, bị méo mó và bị suy yếu bởi tội lỗi,
[hiện thân] của điều thiêng liêng vĩ đại nhất - tính thống nhất của hiện hữu được
rạng chiếu bởi hiện diện cứu độ của chính Thượng Đế ở đó. Khởi nguyên của gia