đã được cuộc sống chứng minh, - rằng, ví dụ như, tự do cá nhân vô hạn trong đời
sống kinh tế dẫn đến buông thả cho chủ nghĩa vị kỉ và tình trạng đàn áp không
thể chịu đựng nổi của những kẻ mạnh đối với những kẻ yếu, hay là trong lĩnh vực
chính trị thì tự do cũng không thể là vô hạn được, mà nhất thiết phải bị giới hạn
bởi khởi nguyên giữ gìn trật tự và tình đoàn kết. Ngược lại, những thập kỉ gần
đây lại ở dưới quyền lực của những ý hệ khẳng định ý nghĩa tuyệt đối của khởi
nguyên tình đoàn kết hay là hòa hợp trong cuộc sống chung của con người, do đó
mà phủ nhận mọi quyền của cá nhân và cá nhân bị xem như công cụ mù quáng,
như phần tử vô hồn của xã hội như một toàn vẹn được hiện thân trong cỗ máy
nhà nước toàn năng. Nếu trong lĩnh vực chính trị (ít nhất cũng ở thế giới phương
Tây) hiện nay hình như đã được thuyết phục về tính tiêu vong và tính phản tự
nhiên của lí tưởng như thế, thì lí tưởng ấy vẫn tiếp tục thống trị các đầu óc trong
tính vực kinh tế-xã hội thông qua định hướng hùng mạnh của chủ nghĩa xã hội.
Cũng đúng như vậy, khởi nguyên có tính hợp pháp tự thân về quyền bình đẳng
của tất cả mọi người, được đảm bảo nhu cầu và tình trạng tồn tại có phẩm giá con
người, được phát triển những khả năng tiềm ẩn trong con người, và trên hết là
quyền bình đẳng chung được cùng tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội -
khởi nguyên này trở thành tiêu vong, nếu nó không được cân bằng bởi khởi
nguyên ngôi thứ, như quyền được tự do bất bình đẳng, được tách biệt xã hội
trong trật tự được thừa nhận tự do, để thành những cấp bậc cao hơn và thấp hơn,
phù hợp với tình trạng bất bình đẳng tự nhiên của các khả năng con người, [khởi
nguyên ngôi thứ này] vốn cũng mang tính tự nhiên và cũng không kém phần
không thể lay chuyển được. Dựa trên khởi nguyên bình đẳng, nền dân chủ có cơ
sở chân chính của nó trong tính cùng chung bản chất quý tộc của mọi người như
con cái và những người cộng sự tự do của Thượng Đế; thế nhưng chính nguyên
tắc quý tộc ấy của nền dân chủ đòi hỏi phải cân bằng với nó bằng nguyên tắc quý
tộc của bất bình đẳng và ngôi thứ, tức là phân bố tự nhiên các con người trong
trật tự đi lên và đi xuống, tùv theo mức độ hoàn hảo về trí tuệ, đạo đức và tinh
thần của họ; nếu không như vậy thì nguyên tắc bình đẳng sẽ trở thành ngọn
nguồn của quá trình bạo lực, phản tự nhiên, của cái thấp dìm cái cao cả xuống,
đàn áp cái cao cả, tức là quá trình mâu thuẫn với quyền tự nhiên.
Thế nhưng rất cần thiết phải nhận xét bản chất quyền-tự nhiên và như thế là
tính không lay chuyển và tính tất yếu chuẩn mực hóa một số định chế mà khoảng
100-150 năm gần đây đã bị bác bỏ một cách đơn giản như là thiên kiến lỗi thời và
có hại. Những định chế ấy cũng đã bị phê phán, vạch mặt, nhạo báng từ phía các
khuynh hướng theo kiểu cách mạng-không tưởng, đến mức những người được