đình được rạng chiếu bởi điều này - dù cho, từ phương diện khác, lí tưởng của
tình trạng hoàn hảo Kitô giáo đòi hỏi vượt qua những mối quan hệ gia đình, như
một trật tự, chèn ép tự do tinh thần của con người trong nỗ lực của nó hướng đến
Thượng Đế (“kẻ thù của con người là những người nhà của anh ta”; “ai không
căm ghét cha mẹ mình, vợ con mình, anh em mình... người đó không thể là đệ tử
của Ta” (Matth.10,36, Luc.14,26)). Cuối cùng là, dù cho trong lần Ước không có
chỗ nào công khai soi sáng khôi nguyên tư hữu, ngược lại, nhấn mạnh nguy cơ
tinh thần của tình trạng giàu có, và thừa nhận việc từ bỏ mọi tư hữu là điều kiện
của hoàn hảo đầy đủ, tuy nhiên, đồng thời không những hàm ý hiệu lực của lời
răn cựu ước tôn trọng sở hữu của người khác, mà còn thừa nhận quyền tự do sử
dụng tài sản (Cv. Tđ. 5, 4 và chuyện về Anani và Saphira) như điều kiện tự nhiên
và tất yếu của việc tự nguyện từ bỏ nó, của việc tự nguyện hi sinh nhân danh tình
thương yêu Kitô giáo. Những điều này gián tiếp đưa ra chỉ dẫn về trật tự chung:
khởi nguyên tư hữu, - trong hoàn cảnh nhu cầu thế tục của con người (vì nó còn
chưa được rạng chiếu) - là điều kiện của khả năng hiện thực tự do phát triển
những sức mạnh cá nhân và thực hiện ý chí đạo đức, nên chính là định chế dẫn
xuất ra từ chính bản chất súc vật của con người và là tất yếu vì hiệu lực của nó.
Chính vì thế, nên nhiệm vụ của trật tự công bằng và hợp lí hoàn toàn không bao
hàm việc bãi bỏ tư hữu - là điều chỉ có thể dẫn đến nô dịch con người, - mà (bên
cạnh những giới hạn cần thiết đề phòng khả năng lạm dụng nó) còn phải phổ biến
nó cho tất cả mọi người, - trong việc vượt qua các điều kiện khiến cho có những
người thiếu thốn nó. Đối với tất cả những định chế ấy của “quyền tự nhiên”, điều
đặc trưng của chúng là chưa đạt tới sự hoàn hảo Kitô giáo (vốn vượt qua tất cả
các định chế ấy và vượt ra ngoài những giới hạn của chúng), nhưng đồng thời
thực chất lại là biểu hiện của những khởi nguyên nào đó, là thiêng liêng do tính
tất yếu đạo đức của chúng đối với tồn tại của con người trong điều kiện của cõi
trần gian sa đọa, không hoàn hảo. Nói cách khác, nhữngđịnh chế ấy thể hiện một
kỉ luật đạo đức nào đó của tồn tại nhân bản, có nguyên nhân từ tình trạng không
hoàn hảo chung cố định ở bản chất súc vật của con người.
Trong tư cách như vậy của mình các định chế ấy có bản chất lưỡng phân,
như đã được chỉ ra: một mặt là hiệu chinh tất yếu cho tình trạng không hoàn hảo
ở bản chất súc vật của con người và thể hiện cơ sở tiên khởi thiêng liêng cao cả
của chính hiện hữu súc vật, mặt khác, thực chất chính là những hệ quả của gốc rễ
không tránh khỏi trên thực tế của con người ở trong hiện hữu súc vật thế tục của
mình, nên vi thế mà phản ánh lại trong bản thân chúng chính tình trạng không
hoàn hảo ở hiện hữu của nó. Tính tất yếu phải tính đến ở trong thành phần đời