Như Vladimir Soloviev nhận xét thật chuẩn xác, nhiệm vụ của nhà nước
không bao giờ lại có thể là thiết lập thiên đường trên trần gian; nhưng nó có một
nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng - ngăn chặn việc xuất hiện địa ngục
trên trần gian. Cũng có thể nói như vậy về toàn bộ lĩnh vực “lề luật” nói chung
trong đời sống con người, về tất cả các chuẩn mực và thiết chế mang tính tất yếu
cưỡng bức, suy ra từ quyền tự nhiên.
Như đã được chi ra ở trên, nguyên tắc này của chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo
có hiệu lực và giá tri, bất chấp tình trạng là đối với tư duy thiếu nghiêm chỉnh, nó
có thể dễ dàng trở thành ngọn nguồn của lạm dụng, là cái cớ biện minh cho thói
vị kỉ và thái độ vô cảm đối với đaukhổ của những người gần, vô cảm đối với tình
trạng thống trị của dối trá trên trần gian. Khác biệt về nguyên tắc của chủ nghĩa
hiện thực Kitô giáo này với chủ nghĩa hiện thực thuần túy thế tục, mang tính sinh
hoạt, vốn là thái độ vô cảm trơ trẽn trước cái ác đang ngự trị trên trần gian và
thích ứng với nó, [khác biệt ấy] bao hàm trong sự việc là thừa nhận tính tất yếu
của cái ác trên trần gian được kết hợp với nỗ lực hữu hiệu - trong bình diện khác
của hiện hữu - hướng tới hoàn thiện tuyệt đối, tìm kiếm Vương quốc Thiên Chúa
và sự thật của nó. Xin chớ nghĩ rằng khác biệt về nguyên tắc này chỉ mang tính
trí tuệ-trừu tượng, chứ không phản ánh lại trên thực tiễn cuộc sống đạo đức. Chủ
nghĩa hiện thực Kitô giáo là ý thức về nguy cơ và tính trá ngụy của nỗ lực không
tưởng hướng đến một trật tự hoàn hảo, một chế độ lí tưởng của hiện hữu trần
gian và con người - hướng tới tình trạng hoàn hảo trên bình diện “lề luật”; thế
nhưng kết hợp cùng với điều đó ở trong ý thức Kitô giáo là nỗ lực tuyệt đối,
không có hạn chế nào, hướng tới tự do hoàn thiện cuộc sống và các quan hệ giữa
con người với nhau, hướng tới tác động tự do của sức mạnh tình thương yêu.
Hơn thế nữa, kết hợp cùng với điều đó là quả quyết rằng, không hề có những
ranh giới nào được xác định từ trước cho tính hiệu quả thực tế, cho thành công
của nỗ lực - thông qua phương tiện rạng chiếu đạo đức bên trong, và như thế là
thông qua tình trạng tỏa sáng của các sức mạnh ân phúc vào cõi trần gian - trợ
giúp cho những người gần hoàn thiện cuộc sống trong trật tự của rạng chiếu và
gia tăng tính cao thượng một cách tự do. Hoàn thiện này chứa đựng ở trong phát
triển và nỗ lực cực đại năng lượng Kitô giáo cơ bản - tình thương yêu. Nếu có
những giới hạn nội tại đối với việc hoàn thiện các trật tự trần gian và như vậy là
đối với thành công của việc cải thiện cưỡng bức các trật tự ấy, thì cũng không có
giới hạn có thể được xác định tử trước đối với sức mạnh hữu hiệu, chữa lành và
cứu độ của tình thương yêu. Như vậy, có thể hoài nghi về khả năng thực hiện
được của một trật tự xã hội cưỡng bức mà ở đó tự động khắc phục được khả năng