luật, mà là tôn giáo về ân phúc, theo thực chất không thể dung hợp được với thừa
nhận “quyền tự nhiên”. Phản bác khá phổ biến này là không đúng về hai phương
diện. Một mặt, “quyền tự nhiên” tồn tại là điều suy ra chính từ những cơ sở của
niềm tin Kitô giáo, - “quyền tự nhiên” vốn theo nội dung của nó, là khác biệt với
“quyền tự nhiên” như một dị giáo, phần nào khác biệt ngay cả với tôn giáo cựu
ước. Thái độ tôn trọng tuyệt đối đối với tính thiêng liêng của con người cá nhân
mà các khởi nguyện tự do mang tính nguyên tắc và quyền bình đẳng mang tính
nguyên tắc đối với tất cả mọi người, được suy ra từ đó, cũng như cả khởi nguyên
tình đoàn kết toong ý nghĩa trách nhiệm đạo đức của mọi người đối với số phận
những người gần của họ - tất cả những điều này xác định nội dung độc đáo của
“quyền tự nhiên” ở chính thế giới Kitô giáo và ít nhất cũng trong một hình thức
rành mạch và nhất quán vốn chưa được biết đến trước khi có khải huyền Kitô
giáo. Từ đây suy ra một loạt những chuẩn mực đạo đức-pháp quyền quan trọng,
chính là của “quyền tự nhiên” Kitô giáo - ví dụ như, không chấp nhận về nguyên
tắc chế độ nô lệ, hay chế độ đa thê, hay quyền lực vô giới hạn của người cha
trong gia đình đối với sinh mạng của trẻ em và những người trong gia thuộc, hay
là trách nhiệm của xã hội chăm sóc cho các thành viên bị thiếu thốn v.v. (Tình
trạng thế giới Kitô giáo đôi khi trên thực tế về mặt tội lỗi rơi xuống thấp hơn cả
mức độ đạo đức-pháp quyền của dị giáo và thế giới cựu ước - lẽ dĩ nhiên điều này
không phải là [bằng chứng] bác bỏ tầm quan trọng của những khôi nguyên mang
tính nguyên tắc ở quyền tự nhiên Kitô giáo.)
Còn một sai lầm quan trọng hơn nữa của phản bác nói trên ở một phương
diện khác mang tính nguyên tắc nhiều hơn, đó là vì nó viện cớ rằng tôn giáo Kitô
về thực chất là tôn giáo chứ không phải “lề luật”, còn “ân phúc”, hay là tôn giáo,
bác bỏ giá trị tôn giáo của mọi khởi nguyên mang tính “thiên nhiên”, “tự nhiên”
và vượt lên trên “tự nhiên” bằng khởi nguyên ân phúc siêu tự nhiên, siêu trần
gian, cần phải đáp lại điều này như sau. Hiển nhiên là - và chúng ta cũng đã nói
về điều này ở trên - lí tưởng Kitô giáo về tình trạng hoàn hảo, ý tưởng Kitô giáo
về cuộc đời được các sức mạnh ân phúc rạng chiếu, theo thực chất của nó là vượt
ra khỏi giới hạn của bất cứ “quyền” hay “trật tự” nào, nên vì vậy khái niệm
“quyền tự nhiên” Kitô giáo trong ý nghĩa của trật tự thích đáng cho lí tưởng Kitô
giáo về tình trạng hoàn hảo, sẽ là contradicto in adjecto (mâu thuẫn trong định
nghĩa). Nhưng từ những gì đã trình bày ở trên (chương IV, mục 3) về mối tương
quan giữa ân phúc và lề luật đạo đức, đồng thời cũng làm sáng tỏ cả tính tất yếu
của “lề luật” trong mức độ hãy còn hiện hữu chưa được rạng sáng của cỗi trần
gian. Ý thức Kitô giáo, trong khi bác bỏ - phù hợp với những gì đã được làm sáng