tâm trạng phản-Kitô giáo và thậm chí là phản- tôn giáo nữa, mặc dù trên thực tế
chúng thực chất là các thành quả tự nhiên của niềm tin Kitô giáo, của tin mừng,
và nếu không có nó thì thật chẳng thể hình dung nổi. Trong lịch sử niềm tin và tư
tưởng Ki tô giáo đã có được một số thành tựu đặc sắc mà ở đó chính từ những
chiều sâu của ý thức dứt bỏ siêu trần thế và được chiếu sáng, đã lĩnh hội được
thái độ yêu thương - sùng kính đối với tạo vật, đối với con người và cõi trần gian.
Đó là hiện tượng tuyệt vời của st. Francis Assisi, đó làhuyền học tự do của
Meister Eckhardt, đó là một tổng hợp trí tuệ vĩ dại của triết học Kitô giáo của vị
hồng y Nicolaus Cusanus. Đó là một số kiểu cách tư duy Kitô giáo Nga. Thế
nhưng ít nhất cũng bắt đầu từ thời Phục hưng và cuộc cải cách tôn giáo, và sau
này vào các thời đại của chủ nghĩa duy lí và triết học khai minh, tư duy tôn giáo
của con người trong phương hướng chủ đạo của nó đã mất đi tính thống nhất hài
hòa có suy xét ấy và bộc lộ ra bức tranh đối kháng phản tự nhiên giữa Kitô giáo
và chủ nghĩa nhân văn, như là giữa Kitô giáo và thái độ chú ý sùng kính đối với
cõi trần gian Thần thánh. Đối với ý thức Kitô giáo sau trải nghiệm nặng nề đáng
để học hỏi của những thế kỷ đã qua, không có nhiệm vụ cấp bách nào hơn là khôi
phục lại ý nghĩa chân chính tiên khởi của niềm tin Kitô giáo, chính là mối liên kết
không thể tách rời với tính nhân bản đích thực và với tình thương yêu đối với tạo
vật có cơ sở tôn giáo.
Từ tình thương yêu đối với tạo vật và đối với đỉnh cao và thể hiện cao cả
nhất của nó - con người, - từ thái độ tôn trọng đối với con người như hiện thân
súc vật của ánh sáng thần thánh, suy ra rằng một trong những lời dạy bảo cơ bản
của ý thức Kitô giáo, thái độ tôn trọng đối với tự do, tôn sùng tự do như một tự
phát mà chỉ thông qua mỗi một nó thôi, ánh sáng mới có thể đấu tranh với bóng
tối và thắng được nó. Nếu tự do như thói tự tung tự tác là hiện tượng sa ngã của
con người ròi khỏi Thượng Đế, do vậy mà nó không tránh khỏi bị quỷ dữ nô dịch
(mối tương quan này Dostoevsky đã thể hiện đầy thuyết phục với sức mạnh phi
thường), thì tự do như tự phát chung của cuộc sống và động cơ nội tâm chính là
cấp bậc siêu trần thế ở toong con người mà tính đồng dạng với Thượng Đế bộc lộ
ra ở đó. “Ở đâu tinh thần là Thượng Đế, ở đó có tự do”, vì Người chỉ tác động ở
trong tự do và thông qua tự do. Với toàn bộ tình trạng không hoàn hảo của con
người và do đó cũng là tình trạng không hoàn hảo của tự do ở nó - với tất cả tính
chấtkhông thể tránh khỏi là tự do cũng là tự do lầm lạc và lầm lẫn, nhưng chẳng
có thứ gì trên đời này có thể thay thế nó được, và mọi mưu toan cứu độ con người
hay trợ giúp nó ở bên ngoài tự do và bất chấp tự do đều vừa là báng bổ vừa là lầm
lẫn tiêu vong. “Lề luật” có thể (và cần phải) giới hạn tự do, bởi vì nó, như tự do