ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 231

ràng rằng về phương diện này chúng ta cần phải theo gương của Người và
thương yêu cõi trần gian (lẽ dĩ nhiên ở trong một ý nghĩa hoàn toàn khác với ý
nghĩa mà chúng ta được dạy bảo “không yêu quý cõi trần gian”). Ruồng bỏ cõi
trần gian như lĩnh vực của bóng tối cần phải kết hợp với tình thương yêu đối với
thực thể thiêng liêng tiên tạo của cõi trần gian mà ở đó nó phản ánh lại ánh sáng
Logos tạo tác ra nó. Trong khi ruồng bỏ cõi trần gian ở bản chất thường nghiệm
của nó như lĩnh vực tác động của các sức mạnh bóng tối, chúng ta đồng thời cần
phải thương yêu tất cả những gì ở trong thành phần của cõi trần gian vốn thể hiện
thực chất bản thể luận tiên khởi của nó, - mọi hiện thân ở trong đó của “linh hồn
sinh động” cụ thể. Thừa nhận tính thiêng liêng của bản chất tiên tạo ở tạo vật,
nhìn nhận thực thể của nó như là phản ánh lại và là hình tượng của cái ánh sáng
Thần thánh đã tạo tác ra nó, - chính là tiền đề bản thể luận của lời dạy bảo Kitô
giáo về tình thương yêu người gần và thậm chí như “bầu đoàn của Thượng Đế”.

Tất cả những điều này - lớn lao hơn các suy luận thần học trừu tượng. Toàn

bộ lịch sử nhân loại và nhất là lịch sử thế giới Kitô giáochứng tỏ rằng việc thừa
nhận chỉ riêng có tính thiêng liêng siêu việt của Thượng Đế siêu trần thế, đi cùng
với thái độ ruồng bỏ cõi trần gian và con ngiĩời như khởi nguyên tội lỗi không
thanh khiết đối lập lại Thượng Đế, [thái độ như vậy] là định hướng tinh thần cản
trở việc hoàn thiện đầy sáng tạo đối với cõi trần gian và con người, và trong trạng
thái cuồng tín của mình thường dẫn đến sự thống trị của lòng thù hận phá hủy và
thói vô nhân đạo. Thế nhưng có thể nói rằng định hướng tinh thần như vậy là trái
ngược với ý tưởng cơ bản của niềm tin Kitô giáo như tin loan báo về tính Thần-
nhân,
về quan hệ họ hàng từ xa xưa giữa Thượng Đế và con người, và như vậy
một cách gián tiếp chứng tỏ quan hệ họ hàng nói chung giữa Đấng sáng tạo và
tạo vật, bất chấp toàn bộ chiều sâu của khác biệt giữa họ với nhau. Lịch sử chứng
tỏ rằng chỉ có định hướng tinh thần mà ở đó tính Thiêng liêng Thần thánh được
tôn sùng không phải chỉ ở trong thực thể siêu trần thế tách biệt của nó, mà còn ở
trong hiện diện và phản ánh lại nơi thành phần của chính tạo vật. Một trong
những hiểu lầm gây tai họa và tiêu vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới Kitô
giáo (chúng tôi đã buộc phải nhắc đến điều này) bao hàm trong ý tưởng về tính
thiêng liêng và phẩm giá của con người, tình thương yêu hữu hiệu đối với con
người, cũng như thái độ chú ý sùng lánh và mối quan tâm đối với thiên nhiên của
cõi trần gian - tất cả những thứ này phần nhiều đã phát triển trong tình trạng đối
lập với thế giới quan của niềm tin Kitô giáo.
Chủ nghĩa nhân văn và - nếu như
được phép dùng thuật ngữ mới - “vũ trụ luận”, toàn bộ sáng tạo văn hóa dựa trên
tình thương yêu đối với con người và cõi trần gian, - đã tiếp nhận hình thức của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.