thực cả ở trong thành phần của chính cõi trần gian súc vật. Như thế, chính từ định
hướng tôn giáo mang tính siêu trần gian về nguyên tắc ở trong ý thức của chúng
ta, chúng ta lĩnh hội được không phải thái độ khinh miệt hay lòng căm ghét đối
với cõi trần gian, mà là một tình thương yêu thành kính, dịu dàng, chứa chan sức
mạnh ân phúc đối với nó - tình thương yêu đối với tính thiêng liêng trong cơ sở
tiên khởi thần thánh của nó. Lẽ tất nhiên, tình thương yêu ấy là tình thương yêu
bi ai, đầy ý thức về tình trạng không hoàn hảo của đối tượng thương yêu, - một
thứ gì đó giống như tình thương yêu đối với đứa trẻ mắc bệnh (thể xác cũng như
tinh thần), chúng ta ý thức được tình trạng yếu ớt của nó đồng thời với ý thức về
các sức mạnh ân phúc ẩn chứa tại cở sở bản diện của nó. Chúng ta không rơi vào
ảo tưởng của chủ nghĩa nhân văn thô thiển phi tôn giáo và “vũ trụ luận”; chúng ta
không tin vào những ảo tưởng, tựa hồ như con người và cõi trần gian thật tốt đẹp,
thật dễ dàng và tự nhiên có thể đạt được tình trạng hoàn hảo. Tuy nhiên, chúng ta
cũng không rơi vào cám dỗ ngược lại của phản-vũ trụ luận và phản-nhân văn
mang tính tôn giáo, chúng ta không thừa nhận cõi trần gian và con người là “quỷ
dữ địa ngục”, một thứ gì đó đối lập với Thượng Đế và các sức mạnh ân phúc.
Ngược lại, ý nghĩa cơ bản của tính lưỡng diện giữa “ánh sáng” và “bóng tối”,
như là giữa Thượng Đế và “chúa tể cõi trần gian này”, chúng ta cần phải bổ túc
thêm vào, như đã được chỉ ra, bằng hiểu biết dẫn xuất ra từ đó, theo đó thì “ánh
sáng rạng chiếu trong bóng tối”, phản chiếu sáng lại cả ở trong chiều sâu tiên
khởi của mọi linh hồn con người, cũng như của mọi tạo vật nói chung. Ý thức Ki
tô giáo không trùng khớp trong đánh giá cõi trần gian cả của “chủ nghĩa bi quan”
như nó là thế - làm sao mà tin mừng lại có thể đồng nhất với chủ nghĩa bi quan
được? - cũng như “chủ nghĩa lạcquan” ào tvíờng và thoải mái vô tư, vốn dựa trên
lãng quên sự kiện cơ bàn về tính tội lỗi của cõi trần gian; ý thức Kitô giáo vươn
cao vượt lên Cíỉ htĩi định hướng ấy như nhau và chứa đựng trong bản thân mình
cả hai định hướng ấy như các mặt tùy thuộc trong tính đầy đủ của mình.
Ở đây bao hàm khác biệt mang tính nguyên tắc của ý thức Kitô giáo, khác
hẳn với mọi tính lưỡng diện trừu tượng của Mani giáo hay thuyết ngộ đạo. Mặc
dù ý thức Kitô giáo, như chúng tôi đã cố chứng tỏ điều này, có bao hàm trong đó
thừa nhận tính lưỡng diện giữa “ánh sáng” và “bóng tối” như một phương diện
quan trọng, - cả một vực thẳm tinh thần ngăn cách nó với cái quan điểm u ám
khinh miệt và căm ghét cõi trần gian như hiện thân thuần túy của “bóng tối”. Nếu
đã nói rằng, Thượng Đế “thương yêu cõi trần gian đến nỗi hiến cho nó cả người
Con trai Duy nhất của mình”, và nếu lời dạy bảo cao cả cho cuộc đời chúng ta là
nỗ lực hướng đến tình trạng hoàn hảo của Cha chúng ta ở trên trời, thì thật rõ