ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 228

phần bên trong tiên khởi của mình, thì nó không phải là bóng tối. Trong khi là tạo
vật của ánh sáng thần thánh, có nguồn gốc từ Logos, mang dấu ấn của nguồn gốc
ấy của mình, nó ẩn chứa khởi nguyên ánh sáng trong các chiều sâu của mình,
khởi nguyên tạo lập nên thực thể ban đầu của nó trong tư cách của “ánh sáng tự
nhiên” nào đó; ánh sáng tự nhiên ấy cố hữu trong chính tạo vật, là phản ánh của
ánh sáng Thần thánh - là ánh sáng phản chiếu, giống như ánh sáng của mặt trăng.

Thế nhưng do mối tương quan ấy, vấn đề hiện hữu trần gian thể hiện trong

những lời nói “ánh sáng rạng chiếu trong bóng tối”, không nói lên hết mọi điều
chỉ trong ý nghĩa rằng ngọn nguồn tiên khởi Thần thánh của ánh sáng vấp phải
bóng tối của cõi trần gian kháng cự lại nó. Bên cạnh mối tương quan tiên khởi ấy
còn có hiệu lực của mối tươngquan dẫn xuất ra từ đó và bổ túc cho nó: “ánh
sáng” “rạng chiếu trong bóng tối” còn ở trong ý nghĩa rằng, trong khi “khai sáng
cho bất kì ai đi vào cõi đời này”, hay là - cũng như vậy thôi - bằng bản thân mình
thâm nhập vào cơ sở bản thể của cõi trần gian
và, trong hình thức thứ cấp này,
tạo ra chính thực thể có chiều sâu, tựa như cái lõi vô hình của tạo vật, - thì như
vậy “ánh sáng” trú ngụ chỉ ở trong những chiều sâu vô hình ấy của hiện hữu trần
gian, nhưng vẫn ở bên ngoài cõi trần gian vốn đang bị vây hãm và chèn ép bởi
lớp vỏ tăm tối, đang ngoan cố trước ánh sáng nên ánh sáng không đủ sức xua tan
nó và rạng chiếu.

Trong các bất đồng tôn giáo về cách hiểu khải huyền Kitô giáo, thì một

trong những bất đồng quan trọng nhất - chính là vì những hệ quả thực tiễn sinh
động của mình - ấy là bất đồng về vấn đề - nói theo các thuật ngữ thần học truyền
thống - mối tương quan giữa “bản chất” và “ân phúc”. Theo cách hiểu Thiên
Chúa giáo (cũng như Chính thống giáo), cõi trần gian ở trong cơ sở tiên khởi bản
thể luận của nó với tư cách tạo vật của Thượng Đế, đã có sẵn trong bản thân
mình
một cách khả thể và trong hình thức chưa hoàn hảo, chính những khởi
nguyên tích cực mà ở trong hình thức hoàn hảo thì tạo thành thực thể các sức
mạnh ân phúc, - cho nên, như công thức nổi tiếng của Thomas Aquinas nêu rõ,
“ân phúc không loại bỏ bản chất, mà hoàn thiện nó” (gratia naturam non tollit,
sed perhcit). Cách hiểu này đối lập gay gắt với tín niệm được đề xuất bởi ý thức
tôn giáo của phái cải cách về tình trạng đối lập căn bản giữa bản chất tội lỗi của
cõi trần gian sa đọa và các sức mạnh ân phúc siêu trần gian, về tồn tại một vực
thẳm nào đó giữa cái này và cái kia, về sự cần thiết một bước nhảy nào đó để từ
một lĩnh vực này chuyển sang lĩnh vực kia. Phản đối của ý thức tôn giáo cải cách
hoàn toàn hợp lệ, chứa đựng nhắc nhở quý báu về một cơ sở quan trọng nào đó
của khải huyền Kitô giáo, vì phản đối ấy đã hướng vào việc thế tục hóa Kitô giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.