của nó. Giống như chuyện đi thì chỉ có thể tiến lên phía trước, cho nên con người
đã vượt qua được một phần đường rồi thì luôn luôn ở gần vóỉ mục tiêu hơn lúc ở
điểm xuất phát, cho nên tưởng chừng như tình trạng hiện hữu một khi đã đạt tới
rồi thì không thể nào lại quay trở lui, biến mất đi, và rằng vì vậy mà trong mọi
phương diện chúng ta luôn đi lên phía trước, không cần phải quan tâm xem đã đạt
được gì, chúng ta đang có được cái gì. Mới gần đây thôi ở trong sinh vật học lí
thuyết tiến hóa quan niệm tựa hồ như một chuyện hiển nhiên tự thân, rằng tiến
hóa trong ý nghĩa chung của phát triển, tức là trong trình tự lịch sử xuất hiện
giống loài hay hình thức cơ thể, là tiến hóa tiến bộ, là sự thay thế của những cơ
thể và giống loài ngày càng hoàn thiện, phức tạp, và thích nghi nhiều hơn với đòi
sống; và sự kiện xác thực tồn tại bên cạnh tiến hóa tiến bộ, là tiến hóa thoái bộ, đi
lui trở lại con đường hoàn thiện của các thực thể sống, [sự kiện ấy] hoặc là bị bỏ
qua, hoặc là tưởng chừng như ngoại lệ hiếm hoi, chỉ làm xấu đi bức tranh chung
đầy an ủi của tiến hóa. Cái học thuyết sinh học hời hợt này, theo thực chất là trá
ngụy, như mọi người đều biết, đã được chuyển sang lĩnh vực khoa học xã hội;
hay rất có thể ý tưởng tiến bộ văn hóa và xã hội đã được hình thành từ trước đó,
tự nó đã củng cố thêm cho cái học thuyết sinh học ấy, trước lúc nhận được từ nó
viện binh ảo cho mình.
Cơ sở khoa học cuối cùng của quan điểm này là ý tưởng được củng cố vào
thế kỷ XIX trong vật lí và hóa học - thông qua các định luật bảo toàn vật chất và
năng lượng mà chúng tôi đã nhắc tới nhân mối liên quan khác - cho rằng trên thế
giới này không tồn tại phá hủy, rằng theo thực chất thế giới là bền vững, như triết
gia Đức thế kỷ XIX thể hiện, chính là “một hệ thống bảo thủ”. Thực ra quan điểm
này giả định rằng không có gì tiêu vong trong thế giới này, nhưng cũng chẳng có
gì xuất hiện, sáng tạo thành, rằng chẳng có cả phá hủy lẫn tạo thành ở trong đó, -
rằng trong cơ sở của mình nó bất động vĩnh cửu, là như vậy như nó vốn là thế, và
theo thực chất chẳng có gì để làm ở đó cả, không có chỗ cho tính tích cực sáng
tạo có suy xét của con người. Đó là sự hồi sinh của học thuyết cổ đại xưa cũ của
trường phái Hi Lạp cổ đại cho rằng mọi biến đổi đều chỉ là thứ gì đó “tưởng
chừng như thế”. Thế nhưng với sự nhất quán đặc trưng cho tư duy của con người
vốn được chỉ đạo bởi các cảm tình và mong ước, quan điểm đạo đức-xã hội thế kỉ
XIX chỉ lấy ra từ đây ý tưởng bất khả dĩ của phá hủy để mà ca ngợi tính dể dàng
và hùng mạnh của biến đổi tích cực, chính là tạo ra cái mới mẻ và tốt đẹp hơn.
Đám sương mù tư tưởng mà cái lối tư duy ấy dựa vào, ngày nay đã tan đi rất
nhiều. Như chúng tôi đã nhắc đến trong phần dẫn nhập, những chấn động kinh
khủng mà chúng ta đã trải qua, - cuộc hồi sinh đầy bất ngờ ở trong châu Âu văn