ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 242

hóa một tình trạng man rợ hoang dã nhất, sử dụng những thành tựu cao nhất của
tiến bộ khoa học nhằm phá hủy cuộc sống và văn hóa - đã xua tan đi niềm tin vào
tính tất định, tính dễ dàng và tính liên tục của tiến bộ. Tri thức lịch sử chứng tỏ có
tình trạng thay thế luân phiên các nền văn hóa phát triển rực rỡ và các nền văn
hóa bị tiêu vong, các thời đại văn hóa và man rợ. Phát triển tiếp theo của khoa
học về đời sống đã lay đổ quan niệm hài hòa giản lược của chủ nghĩa Darwin về
phát triển liên tục-tiến bộ của các cơ quan thông qua việc thích nghi không ngừng
ngày càng tốt hơn với môi trường, sau khi khám phá ra tính tự phát ở mức độ lớn
của các quá trình tiến hóa cả tiến bộ lẫn thoái hóa. Cuối cùng là phát triển mới
nhất của tri thức hóa-lí học đã chứng tỏ rằng, thành phần cơ bản tiên khởi của
hiện hữu hoàn toàn không phải vững chắc không thể lay chuyển được như các
định luật bảo tồn vật chất và năng lượng đã giả định, rằng ví dụ như vật chất
trong một số trường hợp bị phân rã và biến mất; và nếu như năng lượng trong
thực chất của mình là không thể bị hủy diệt, thì theo ý kiến của đại đa số các nhà
vật lí, do nguyên lí entropy thì số lượng tính tích cực sản sinh ra sẽ bị giảm, nên
thế giới sẽ tiến gần đến trạng thái phân tán đều, tương đương với tình trạng tĩnh
lặng của cái chết; và nếu như những nhà vật lí khác tin vào tồn tại của các cấp
bậc sáng tạo có thể bù đắp được cho tình trạng giảm đi không ngừng công năng
hữu ích của thế giới, thì cùng lắm các quá trình sáng tạo ấy cũng chỉ được tư duy
như việc bù đắp cho các quá trình phá hủy.

Thật ra cũng chẳng cần phải đi sâu vào các thành tựu trừu tượng của khoa

học đương đại để hiểu được minh bạch rằng phần lớn tính tích cực của con người
hướng vào việc duy trì đơn giản cuộc sống ở mức độ đã từng đạt được. Toàn bộ
khối năng lượng kinh tế của loài người tiêu hao vào việc phục hồi lại những thứ
đã sử dụng, tức là các phúc lợi đã bị tiêu hủy vốn cần thiết cho cuộc sống, - vào
việc duy trì đơn giản cuộc sống. Người ta làm việc để cho ngày mai sống không
tệ hơn
ngày hôm nay, hoặc là để cho ngày mai khỏi bị chết đói. Cơ thể xã hội
theo quy tắc chung hoạt động chẳng khác hơn cơ thể cá nhân vốn thông qua ăn
uống và thở hít mà duy trì cuộc sống, phục hồi lại những phần tử cơ thể đã hết
hoạt động hay bị tiêu hủy bằng những phần tử mới. Cũng đúng như vậy, trong
cuộc sống của dòng giống, việc sinh nở những cơ thể mới bù đắp cho cái chết của
những cơ thể già cỗi. Những sự kiện ấy và những thứ tương tự chứng tỏ rằng cần
có một năng lượng lớn đầy căng thẳng để duy trì đời sống ở tình trạng bình ổn,
tức là ở mức độ trước đó. Tất nhiên cũng có thể áp dụng điều này vào tất cả các
lĩnh vực văn hóa của con người: cần có nỗ lực kiên định để cho việc chuyển giao
thế hệ không làm mất đi dự trữ tri thức, những tập quán đạo đức đã được tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.