phi trí tuệ và “khá tù mù”, nhưng làm sao đó vẫn khiến cho chúng ta hiểu được rõ
bằng cách nào mà bóng tối vốn bất lực trong nội tại trước ánh sáng, nhưng lại có
thể tiếp tục ngoan cố trước ánh sáng. “Bóng tối” tồn tại vì rằng ý chí độc ác lẩn
trốn ánh sáng, né tránh nó. Ánh sáng thần thánh có sức mạnh toàn năng hóa ra
lại vẫn không có sức mạnh toàn năng ở trong hiện hữu thường nghiệm của chốn
trần gian, vì nó bị ý chí độc ác của con người kháng cự lại. Điều bất khả dĩ về
phương diện siêu hình học - tính hạn hẹp về sức mạnh của khỏi nguyên thần
thánh ở nơi ánh sáng - hóa ra lại là hiện thực về phương diện thường nghiệm.
Trong câu thơ thứ năm lời giáo đầu của kinh Phúc Âm Yoan bao gồm chỉ có
rất ít lời đã vạch ra đầy biểu tượng và thật sâu sắc một đề tài vĩ đại - chân lí đầy
huyền bí cho biết rằng ánh sáng của trí tuệ thần thánh, của ân phúc Thượng Đế,
có sức mạnh toàn năng trong cơ sở của nó, theo một cách thức không thể thấu
hiểu được, lại phải chịu thái độ đối địch của bóng tối ở chốn trần gian, - mặc dù
do sức mạnh toàn năng của mình đối với bóng tối nên nó vẫn không bị dập tắt ở
trong trần gian. Ở trong chân lí này tựa hồ như tập trung lại toàn bộ thực chất của
khải huyền Kitô giáo, của đức tín Kitô giáo.