tính không thể bị phá hủy và tính bất di bất dịch ở các nền tảng của nó. Như đã
được chỉ ra ở phần trên, chủ nghĩa bào thủ và “chủ nghĩa tiến bộ”, nếu có thể nói
như vậy, theo thực chất không phải là hai nỗ lực đối lập nhau mà là hai khía cạnh
tương quan với nhau của sáng tạo xã hội. Cải thiện cuộc sống thông qua việc tạo
ra các hình thức mới mẻ của nó, tương ứng với các điều kiện chung bên ngoài và
bên trong đá biến đổi của nó, đồng thời cũng là phục hồi lại thực chất xưa cũ và
bất di bất dịch của nó vốn đã bị vi phạm, và chỉ có như thế mới được biện minh
đích thực.
Nhiệm vụ hoàn thiện tích cực cuộc sống trong ý nghĩa gia tăng số lượng
tuyệt đối những điều thiện ở trong đó, như được hiểu như vậy, lẽ dĩ nhiên là hoàn
toàn hợp lệ. Thực ra, như được chỉ ra, nhiệm vụ ấy không thể là nhiệm vụ duy
nhất của tính tích cực đạo đức, mà chỉ có thể góp thêm vào nhiệm vụ cấp bách
hơn ngăn chặn cái ác cho cõi trần gian, bảo tồn những thứ đã đạt được ở trong đó.
Lãng quên mối tương quan đơn giản và hiển nhiên ấy, bao hàm tính trá ngụy và
nhân tạo của tâm thế trí tuệ thống trị ở những thế kỷ vừa qua. Việc cải thiện
chung đời sống, việc tích lũy ở trong đó điều thiện, hạnh phúc, các điều kiện
xứng đáng cho tồn tại, như chúng ta đều biết, hoàn toàn không được đảm bảo cả
bằng quan sát tỉnh táo cuộc sống cũng như bằng niềm tin Kitô giáo; ngược lại,
Đức Kitô đã dự kiến trước tình trạng chưa được chuẩn bị của cõi trần gian cho
hồi kết thúc và hoàn tất của nó (Matth. 24, 38-39, Luc. 18, 8). Ý tưởng về cải
thiện chung cõi trần gian chỉ là mộng tưởng không sao xóa được của trái tim con
người, là giả thiết của ý thức đạo đức ở chúng ta mà thôi. Ở đây có hiệu lực lời
nói của nhà thơ: “Anh phải hi vọng và mạnh bạo, vì các vị thần linh không hề
đảm bảo”. Niềm tin vào thành công ở cuộc đấu tranh với cái ác, vào khả năng để
cho các sức mạnh thiện từng bước một chiến thắng cái ác và làm chủ bãi chiến
trường, vốn là hoài vọng không đổi của trái tim con người; nó là hợp lệ, vì nó
không làm suy yếu ý chí của chúng ta bằng chủ nghĩa lạc quan mơ mộng, không
đánh lạc chú ý của chúng ta khỏi trách nhiệm của chúng ta đối với việc ngăn chặn
cái ác cho cõi trần gian.
Nhưng từ những điều đã nói suy ra một điều khác. Ngay cả trong điều kiện -
chưa bao giờ đạt được trên thực tế - thành công hoàn toàn của hoạt động tích cực
đưa điều thiện vào cõi trần gian, thì nó cũng chẳng khi nào - như đã được chỉ ra -
dẫn đến tình trạng hoàn hảo tuyệt đối và vẫn ở xa cách với nó bởi vực thẳm
không vượt qua được, vì rằng nó vẫn còn là việc hoàn thiện cõi trần gian chưa
hoàn hảo theo thực chất. Nói cách khác, việc hoàn thiện cõi trần gian không trùng
khớp với việc “cứu độ” nó; và ở mọi nơi có trộn lẫn hai khái niệm đó, hai nhiệm