là phục hồi lại cái đã chết và tiêu hao, thì giờ đây từ quan điểm sâu sắc hơn, hay
là từ triển vọng triết học rộng rãi hơn, thì cái này và cái kia suy cho cùng là trùng
khớp với nhau. Vì rằng mọi “cải cách”, mọi cải thiện, làm cho hiện hữu được
hoàn hảo, rốt cuộc cũng đều là sửa lại cái hư hỏng len lỏi vào, toan tính phục hồi
lại sức khỏe, tức là tương ứng với thực chất không thay đổi của hiện hữu, của tình
trạng cuộc sống. Khi tính tích cực của chúng ta hướng vào việc sửa chữa cái hư
hỏng, khôi phục lại cái đã tiêu hao mới ngày hôm qua hay trong một quá khứ
gần, chúng ta nói về việc đơn giản “bảo vệ” cõi trần gian trong trạng thái cũ quen
thuộc của nó; khi tính tích cực ấy hướng vào việc sửa chữa cái hư hỏng từ lâu rồi
đã len lỏi vào cõi trần gian, nhằm có lại được cái đã mất từ lâu, chúng ta nói về
“hoàn thiện” cõi trần gian. Mọi hoàn thiện cõi trần gian suy cho cùng đều là cuộc
đấu tranh chống lại những phá hủy và tai họa nào đó, bị tội lỗi đưa vào cuộc
sống. Cuộc cải cách đời sống được biện minh và là tốt lành không phải khi nó là
kết quả của ý đồ đơn giản ở con người muốn làm cho cuộc sống nói chung “được
tốt hơn”, khai mở và đưa vào cõi trần gian một trật tự tốt hơn, lí tưởng hơn theo
suy xét của chúng ta; nó được biện minh và là tốt lành chi khi nào nó đáp ứng
một nhu cầu cấp bách nào đó được cảm nhận gay gắt, tức là khi nó bãi bỏ một
tình trạng bất công quá quắt nào đó, thủ tiêu một hỗn loạn không thể chịu đựng
nổi, thiết lập trở lại một cân bằng xã hội nào đó đang bị trục trặc, cứu nó khỏi
một tai họa nào đó đang giày vò đau đớn. “Nỗi bực bội thường ngày đủ lắm rồi”
không chỉ răn bảo đừng làm khổ bản thân mình bằng những mối lo toan về những
nhu cầu vật chất cho cá nhân trong tương lai; trong ý nghĩa rộng hơn những lời
này áp dụng cả cho tính tích cực đạo đức của chúng ta vì lợi ích của người gần.
Phương diện khác của mối tương quan này là ở chỗ mọi cải cách được biện minh
khách quan đều là việc phục hồi, phục sinh nào nó - một cuộc trở về trật tự cuộc
sống bình thường, lành mạnh, vốn có từ xưa. Hiển nhiên chuyện này không có ý
quy lịch sử về tình trạng “giậm chân tại chỗ”, về tình trạng lặp lại vĩnh cửu cùng
một chuyện. Vì rằng các điều kiện của cuộc sống con người và tình trạng lịch sử
cụ thể của nhân loại luôn biến đổi liên tục, nên tại mỗi thời khắc lịch sử cần phải
có những nỗ lực sáng tạo tư duy và ý chí để tìm được điều mới mẻ, chính là biểu
hiện cụ thể đối với nó, thích hợp cho cân bằng đạo đức và tính bền vững của cuộc
sống, tức là hiện thân của những cơ sở chung bất di bất dịch ở hiện hữu trần gian.
Phục hồi lại quá khứ lịch sử một cách tuyệt đối đích thực là chuyện không thể có
được. Sự cần bằng đã mất luôn được phục hồi lại ở trình độ mới (So sánh điều
nói ở trên với chương V mục 5 nói về “quyền tự nhiên”). Khởi nguyên biến đổi
và phát triển của hiện hữu khi đó cần phải được tính đến, cũng như khía cạnh của