đích nào đó được chỉ đạo bởi ý chí của Cha chúng ta ở trên trời. Toàn bộ vấn đề
chỉ là ở chỗ chúng ta được ban cho thấu hiểu được ý nghĩa ấy ở mức độ nào để
thâm nhập vào huyền bí nơỉ ý đồ của Thượng Đế.
Trong mối quan hệ với cuộc sống cá nhân của chúng ta, ít nhất mỗi người
chúng ta cũng có cơ may hiểu được ý nghĩa của nó, nhận ra bản thân mình được
đưa vào cõi trần gian vì mục đích gí, cái kế hoạch hữu lí nào thấu hiểu được tính
nhất quán của những bước thăng trầm đầy bi thảm có vẻ bề ngoài thật ngẫu
nhiên, mối liên quan của các thời đại và các biến cố riêng rẽ đối với sự tồn tại
trần gian của mình. Cơ may đó được ban cho vào thời khắc lâm tử, khi bức tranh
cuộc đời chúng ta hiện ra đầy đủ cho nhãn quan tinh thần của chúng ta. Như
chúng tôi đã chỉ ra trong phần nhập đề, để thấu hiểu được điều gì đó thì phải có
được cơ hội quan sát nó như một toàn vẹn trong toàn bộ tính đầy đủ của nó. Việc
thấu hiểu cuộc đời thì cũng giống như thấu hiểu một tác phẩm nghệ thuật, nhất là
tác phẩm đầy bi kịch: mối liên hệ bên trong của các tình tiết riêng rẽ, ý tưởng
thống lĩnh trên mọi thứ đó sẽ sáng tỏ ra, khi vở kịch bước vào hồi kết và tấm màn
sân khấu buông xuống lần chót. Lẽ tất nhiên không phải bất cứ cuộc đời cá nhân
nào cũng là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, trọn vẹn, hài hòa; đúng hơn thì đó
chỉ là ngoại lệ hiếm hoi. Vì chúng ta tự mình sáng tạo ra cuộc đời mình, chúng ta
là các nghệ nhân vụng về và quá thường khi chúng ta hay làm nhiều điều khiến
cho tính thống nhất nghệ thuật toàn vẹn bị rối tung lên và méo mó đi. Thế nhưng
xuyên qua tất cả những méo mó và lỗi lầm ấy, dẫu sao vẫn có thể đưa ra được
một bản hoạch định toàn thể và khi ý thức được nó, chúng ta thậm chí thường có
thể thấu hiểu được cãi ý nghĩa cao cả nào có được ở chính những lầm lẫn của
chúng ta mà trước đây chúng ta không hiểu được.
Chúng ta ở vào tình thế hoàn toàn khác trong mối quan hệ với lịch sử thế
giới toàn nhân loại. Chúng ta lúc nào cũng ở quãng giữa của nó và chúng ta
không được ban cho cơ hội nhìn thấy hồi kết của nó; mỗi người trong chúng ta
buộc phải rời khỏi rạp hát trước khi bức màn sân khấu buông xuống; trong khi
không biết được cái gì diễn ra tiếp, những gì chúng ta được biết và trải nghiệm là
khởi đầu của cái gì, chúng ta không ở trong tình trạng quan sát hết vở kịch cõi
trần gian trong toàn vẹn, nên vì thế không thấu hiểu được ý nghĩa của nó. Hơn thế
nữa: chúng ta lại không có mặt ở rạp hát ngay từ đầu vở kịch, chúng ta chỉ bước
vào đó lúc giữa hồi kịch và hiện diện trong một phần của hồi kịch ấy, không biết
phần đầu và phần cuối; và mặc dù chúng ta có khả năng biết được - luôn luôn
không đầy đủ, - cái gì đã xảy ra trước khi chúng ta bước vào (tri thức lịch sử bao
hàm trong điều này), nhưng chỉ một trích đoạn của vở kịch được ban cho chúng