ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 255

ta ở trung tâm sự chú ý và sự đầy đủ của ấn tượng, ấy là cái chúng ta đang nhìn
thấy, - tức là cái mà ở trong lịch sử chúng ta gọi là “thời đại ngày nay”, chúng ta
phán xét về quá khứ cũng như đoán mò về tương lai chỉ thông qua nó mà thôi;
điều này không tránh khỏi tạo ra một triển vọng bị cắt xén và tạo dựng.

Vì vậy nên tất cả các mưu toan “thấu hiểu” một cách duy lí vở kịch lịch sử

thế giới, thiết lập “ý nghĩa” của nó, ý tưởng quy định của nó, đều phải chịu tình
trạng bất lực và thực chất là uổng công vô ích. Những mưu toan như thế được
đưa ra trong cái gọi là “các triết học lịch sử” - là cái đáng ngờ nhiều nhất và ít có
khả năng thực hiện nhất trong số tất cả các ý đồ khái quát hóa hiểu biết đời sống,
được trình ra như là “triết học”. Bắt đầu từ mưu toan đầu tiên của St. Augustine
và kết thúc bằng cấu trúc kinh điển “triết học lịch sử” của Hegel - mẫu mực cho
tất cả các mưu toan kế tiếp loại này, - tư duy con người được chỉ dẫn bởi niềm tin
tưởng chung về tồn tại một kế hoạch chung cho lịch sử thế giới, là hình thức này
hay hình thức kia của niềm tin vào thiên ý, cố thâm nhập vào bí ẩn của kế hoạch
này. Tất cả các mưu toan như thể không những nhanh chóng già cỗi, và theo tiến
trình lịch sư và tự-ý-thức lịch sử, mất dần đi mối quan tâm mà trước đó chúng đã
gây nên, nhưng theo thực chất đã bị thất bại, vẫn là không thích đáng với đối
tượng của mình. Mọi tạo dựng ở đây vẫn là tùy tiện và bị xác định bởi hai lảm lạc
làm méo mó mọi chuyện, nhưng thiếu chúng thì tạo dựng lại là bất khả dĩ. Không
biết chút gì về tương lai, trong khi ở tình trạng chẳng hình dung nổi ngay cả nội
dung của nó (ít nhất cũng là của tương lai xa hơn), chúng ta vô tình cứ xem thời
đại hiện nay của chúng ta, thời đại “hiện nay”, như một tình thế hoàn tất của toàn
bộ quá trình lịch sử, tức là như hồi kết của nó hay cùng lắm thì cũng là tiệm cận
đến hồi kết. Mặt khác, cái hiện tại này đứng ở trung tâm chú ỷ đối với chúng ta,
và mối quan tâm đối với quá khứ cũng như khả năng hiểu được nó, giảm đi cùng
với độ xa cách thời gian. Mấy ngàn năm của quá khứ xa xôi đối với chúng ta có
vẻ như ít quan trọng hơn so với một trăm năm của quá khứ gần với ta, hay là so
với mười năm quá khứ mới đây vừa mới trôi qua trước mắt chúng ta. Và dẫu rằng
có cơ sở để cho rằng lịch sử quả thực về một số phương diện nào đó là một quá
trình chuyển động gia tốc, tuy nhiên, thật hiển nhiên là cái đánh giá không tránh
được ấy trong đa phần rất lớn của nó đơn giản là sai lầm triển vọng, được quyết
định bởi mối quan tâm thuần túy chủ quan của chúng ta đối với hiện tại. Nói
phóng đại đôi chút thì mọi “triết học lịch sử” được tạo dựng theo thể loại phân
chia sau đây: 1) Từ thời Adam đến ông của tôi, 2) từ ông của tôi đến tôi, 3) tôi,
thời đại của tôi và mọi thứ suy ra từ đó. Thái độ tùy tiện triển vọng đập ngay vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.