mắt của bất cứ trí tuệ không thiên kiến nào. Thế nhưng có thể phát biểu được gì ở
đây với tham vọng đúng đắn về ý nghĩa khách quan đích thực kia chứ?
Tôi cho rằng phán xét tích cực duy nhất vừa sức với chúng ta về ý nghĩa lịch
sử là ở chỗ nhận thức rằng lịch sử là một quá trình giáo dục cho loài người. Việc
giáo dục hoàn toàn không đồng nhất với “tiến bộ”, với cải thiện liên tục, nhất
quán (như đã có ở Lessing, người đầu tiên phát biểu ý tưởng này). Ý tưởng giáo
dục chỉ thể hiện rằng, quá khứ không hề qua đi vô ích, theo cách nào đó đồng
tham dự vào hiện tại và được nỏ sừ dụng, tức là xảy ra một quá trình nào đó tích
tụ và làm phong phú. Tôi cố ý nói về “quá trình nào đó” vì rằng khái niệm tích tụ
và làm phong phú phải hiểu ở đây chi trong hình thức chung chung nhất, không
quyết định trước nội dung cụ thể của nó. Nó chỉ có nghĩa rằng lịch sử nhân loại -
lịch sử cuộc sống cá nhân cũng như vậy thôi - là một quá trình mà ở trong đó quá
khứ bảo tồn trong hiện tại, tức là quá trình ở trong đó mỗi bước hay giai đoạn
tiếp theo quả thực là tiếp tục của cái đã xảy ra trước đó, mọi thứ tiếp theo đều gắn
với cái đã xảy ra trước đó, chồng chất lên và tựa lên nó, cũng như chứa đựng nó
trong bản thân mình: lịch sử mà không có kí ức thì không thể có được. Chẳng thứ
gì qua đi mà không để lại dấu vết; mọi thành tựu của quá khứ, tất cả các nền văn
hóa vĩ đại ngay cả khi mới thoạt nhìn tưởng chừng như đã bị quét sạch, chẳng
còn vết tích gì trên Trái đất và bị lãng quên, [nhưng thực ra] vẫn để lại dấu vết
sáu sắc và thường hồi sinh lại trong hình thức mói, ví dụ như nền văn hóa cổ đại
sau gần như hàng ngàn năm tưởng chừng như bị lãng quên hoàn toàn, thì thông
qua triết học Ả-Rập, thông qua Thomas Aquinas, Dante, vào thời Phục hưng lại
hòa nhập vào ý thức châu Âu và quyết định nền văn hóa của thời đại mới. Ngay
trước mắt chúng ta, những nền văn hóa cổ vĩ đại của châu Á, của Ấn Độ và Trung
Hoa đang bắt đầu ảnh hưởng vào thế giới tinh thần của phương Tây. Nhưng ngay
cả ở những nơi mà ảnh hưởng đó không thấy rỗ, nơi mà cuộc sống quá khứ tựa
hồ như đã biến mất không dấu vết trong triển vọng đánh giá lịch sử - các nhà sử
học, ví dụ như đang nói về việc biến mất không dấu vết của nền văn hóa Maya
vùng Trung Mĩ, - có mọi cơ sở để giả định rằng những dấu vết của nó vẫn tiếp tục
tác động một cách vô thức trong dòng máu và tâm hồn của những hậu duệ. Tầm lí
học dạy rằng không tồn tại lãng quên tuyệt đối, rằng mọi thứ tưởng chừng như
vĩnh viễn và dứt khoát bị lăng quên, thì trong những điều kiện nhất định dù sao
cũng vẫn có thể được hồi nhở lại, là điều chứng tỏ về tình trạng gìn giữ khả thể
không thể bị phá hủy ở trong linh hồn chúng ta; và điều khẳng định chung ấy áp
dụng được cho cả đời sống tập thể không ít hơn là trong đời sống cá nhân. Rốt
cuộc điều này dựa trên sự kiện phổ quát bản thể luận nói rằng bản thân khái niệm