thời gian, quá trình thời gian như một dòng chảy liên tục mà ở trong đó quá khứ
trút vào hiện tại và tương lai, như Bergson dã chỉ ra thật xác đáng, là chuyện
không thể có được nếu thiếu một thứ gì đó đại loại như kí ức vũ trụ; vì rằng thời
gian và kí ức thực chất là những khái niêm tương quan với nhau. Tính trung
thành với quá khứ, sự bảo tồn quá khứ trong hiện tại và tác động của nó ở trong
đó, chính là bản thân thực chất của cái mà chúng ta gọi là ý thức hay đời sống; và
loài người trong ý nghĩa đó là một con người to lớn thống nhất, theo tư duy sâu
sắc và chính xác của Pascal. Toàn bộ cuộc sống thời gian, mọi chuyển dịch, vận
động, thay thế, thay đổi, đều được bao hàm và thấm đẫm bởi tính thống nhất của
vĩnh cửu, là thứ bảo tồn chúng trong bản thân mình. Lịch sử có ý nghĩa chính là
vì nó là phát triển, triển khai, bộc lộ và hiện thân sức mạnh vĩnh cửu của hiện hữu
- cũng như từ một mặt khác, vĩnh cửu không phải là thống nhất chết chóc-bất
động, mà là thống nhất của đời sống vĩnh cửu tìm được thể hiện cho mình chỉ ở
trong tính động lực học của hiện thân liên tục và nhất quán của nó. Thế nhưng đối
với Kitô hữu tin vào ý nghĩa tuyệt đối của hiện thân Thánh thần và chiến công
của Đức Kitô, thì một khả năng hiểu biết cụ thể nhiều hơn ý nghĩa lịch sử, được
khai mở ra. Đối với anh ta, lịch sử là quá trình Thần-nhân. Chỉ có hiện thân của
các sức manh đời sống vĩnh cửu ở trong tính cụ thể của lịch sử được nhắc tới ở
trên, là cần phải được hiểu từ quan điểm đó, như hiện thân của lịch sử ánh sáng
sự thật của Đức Kitô, hay là như tác động sáng tạo liên tục ở trong đó được gửi
xuống cho chúng ta nhằm tiếp tục sự nghiệp của Đức Kitô, của Tinh thần Thiêng
liêng. Điều này vẫn còn chưa hoàn toàn có nghĩa là chúng ta quay trở về với ý
tưởng đã bị chúng ta bác bỏ về quá trình liên tục. Ngược lại, về phương diện này
nhân loại đi theo con đường được định trước cho nó, cũng giống như con người
cá nhân đi theo con đường đó - đi qua những thời đại hưng thịnh và suy thoái, tấn
công và thoái lui, các cao trào của năng lượng sáng tạo và những thời khắc mệt
mỏi, chết lặng, thoái lui, di qua những thời khắc phụng sự trung thành cho sự thật
và những thời khắc lãng quên nó và phản bội lại nó. Là quá trình Thàn-nhân, lịch
sử phản ánh lại ở trong nó toàn bộ tình trạng không hoàn hào và không kiên định
của nhân loại tội lỗi. Trong tính bi thảm của mình, trong tính vô nghĩa thường
nghiệm của mình, theo tư duy sâu sắc của Pascal, lịch sử chính là cơn hấp hối
của Đức Kitô kéo dài cho đến hồi kết thúc của cõi trần gian. Tuy nhiên, từ
phương diện khác, trong khi quan sát nhân loại thật chậm chạp và chỉ dần dà qua
nhiều thế kỷ, mói lĩnh hội được một cách hiện thực ý nghĩa của khải huyền Kitô
giáo, ví dụ như thật muộn màng mới hoàn toàn hiểu được và bắt đầu nhận lấy
việc thực hiện trên thực tế khải huyền Kitô giáo về tính chất con cái Thượng Đế