8. Quá trình trí tuệ. Hoàn thiện cõi trần gian về mặt kĩ
năng-tổ chức
Trong tất cả các loại tiến bộ hoàn thiện khả dĩ, mang tính nhất quán, từ thế
hệ này sang thế hệ khác, tiến bộ thuần túy trí tuệ là tiến bộ ít gây tranh cãi nhiều
nhất, ấy là [quá trình] tích tụ dần dần tri thức cũng như tài khéo thực hành dẫn
xuất ra từ đó. Lẽ dĩ nhiên cả loại tiến bộ này cũng tuyệt nhiên không hề liên tục.
Trong lịch sử phát triển trí tuệ có những sự kiện chứng tỏ khả năng và những thời
kì trì trệ, và rất có thể thường gặp hơn, những thời kì suy thoái mất mát đi những
tri thức mà các thế hệ trước đã tích góp được. Các chuyên gia nói rằng Trung Hoa
cổ đại hàng ngàn năm trước đã từng làm chủ kho dự trữ các tri thức khoa học lớn
hơn, những tri thức sau này hoàn toàn bị lăng quên. Vùng Viễn Đông - Babylon
và Ai Cập, - sau khi đạt được trình độ nhất định tri thức thiên văn và toán học, đă
chết lặng ở đó hàng nhicu the ki, rất có thể là hàng ngàn năm, cho đến khi thiên
tài kì lạ của Hi Lạp, sau một lần làm quen được với những tri thức đó, đã thúc
dày chúng tiến lên phía trước cực nhanh, trong vòng 2-3 thế kỷ đã tạo ra từ đó
một hệ thống hoành tráng của tri thức khoa học. Sau thời kì phát triển vũ bão ấy
của bình minh khoa học là thời kì suy thoái tiếp theo, kéo dài hơn một thiên niên
kỉ rưỡi; bắt đầu từ thời đại Phục hưng, đặc biệt là thế kỷ XVII, nhân loại châu Âu
lại ở trong thời đại tiến bộ khoa học nhanh chóng tuyệt vời, kéo dài cho đến tận
thời đại hiện nay. Chẳng có cơ sở nào để cho rằng lần này thì tiến bộ sẽ không bị
dừng lại. Hơn thế nữa, cần nhận xét rằng, tiến bộ trí tuệ thực hiện tương đối dễ
dàng và vững bền chỉ ở trong lĩnh vực những tri thức như toán học và khoa học
tự nhiên; ở trong các môn khoa học xã hội nhân văn và đặc biệt là trong triết học
thì khó khăn hơn rất nhiều để trông đợi vào việc tích tụ liên tục tri thức trong thời
gian lâu dài hàng loạt các thế hệ. Vì rằng việc bảo tồn các tri thức ấy không thể
thực hiện được trong hình thức chuyển giao một cách máy móc những kết quả
của nó từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà đòi hỏi một tình trạng căng thẳng của
nhãn quan trí tuệ và phần nào của những sức mạnh tinh thần chung, cho nên điều
đã đạt được dễ dàng có thể lại bị đánh mất trong chuyển giao các thế hệ. Ví dụ
như ở trong triết học, các hiện tượng “tiến bộ”, việc hoàn thiện nhất quán, thực
chất lại thường là những ngoại lệ may mắn hiếm hoi, tựa như là những lóe sáng