báo”. Điều tiên đoán đầy nghịch lí này đã thành sự thật trong một quy mô mà
Herzen đã không thể ngờ tới. Tân Thành Cát Tư Hãn sinh ra ngay từ trong lòng
châu Âu, lăn xả vào châu Âu bằng những máy bay ném bom phá hủy hàng loạt
thành phố, bằng những buồng hơi ngạt giết người hàng loạt và nay đang đe dọa
quét sạch loài người khỏi trái đất bằng bom nguyên tử.
Tất nhiên có thể dễ dàng toan tính làm nhẹ đi nỗi kinh hoàng và tầm quan
trọng mang tính nguyên tắc của ý thức này bằng cách né tránh rằng, chi một vài
dân tộc, hay một số học thuyết đạo đức-chính trị chi phối các dân tộc ấy, là có tội.
Chuyện này rất thường thấy ở con người, nhất là vào những giai đoạn bị ám ảnh
bởi những đam mê hận thù, bởi tâm trạng giả nhân giả nghĩa không những sai trái
về mặt đạo đức, mà về lí thuyết còn đặt trên cơ sở thiếu suy nghĩ thảm hại. Dĩ
nhiên không thể phủ nhận rằng các khởi nguyên đạo đức và tinh thần ở một số
dân tộc châu Âu này thể hiện vững vàng và ổn định hơn ở một số khác. Nhưng
chuyện này không giải đáp được, tại sao trong lòng nhân loại châu Âu vốn thống
nhất về sắc tộc và lịch sử văn hóa, một thứ man rợ mới lại có thể dễ dàng nảy
sinh ra và lớn mạnh lên như thế. Đối với ai ý tưởng nhân loại châu Âu Kitô giáo,
thế giới Kitô giáo (“chrétienté”) không phải là lời nói suông, người ấy không thể
dập tắt trong lòng ý thức sám hối, rằng cái thế giới Kitô giáo ấy, như một toàn
thể, phải chịu trách nhiệm về tai họa đạo đức đã xảy ra trong nó. Dân tộc Đức
cũng là hiện thân của văn hóa Kitô giáo không ít hơn các dân tộc châu Âu khác; ở
trong những nhà huyền học của mình dân tộc Đức đã tìm thấy một trong những
biểu hiện sâu sắc nhất của tinh thần Kitô giáo; dân tộc ấy đă sản sinh ra phong
trào cải cách, bất chấp tất cả những lầm lạc sau này của nó, đã thúc đẩy cuộc hồi
sinh của Nhà thờ; và mới đây thôi, ở trong số các nhà tư tưởng và thi nhân vĩ đại
[của châu Âu], dân tộc ấy đã có những đại biểu được thừa nhận chung của chủ
nghĩa nhân văn và những vị thầy của nhân loại như Kant và Goethe. Vì vậy, việc
dân tộc Đức bất ngờ bị rơi vào tình trạng man rợ chưa từng thấy, được coi là bộc
lộ bệnh hoạn tinh thần của tất cả nhân loại châu Ầu như một toàn thể thống nhất.
Điều này được xác nhận bởi sự kiện lây lan của nó. Trước chiến tranh, chủ nghĩa
quốc xã (cũng như chủ nghĩa phát xít trước đó) được đón nhận với thái độ khoan
dung độ lượng thật bất ngờ, thậm chí còn khoan đãi nữa và nó đã có được các
ủng hộ viên trung kiên hầu như ở khắp châu Âu; còn trong thời gian chiến tranh,
ở các quốc gia châu Âu bị tạm chiếm hay chư hầu, nó đã dễ dàng giáo dục được
hàng loạt cán bộ cốt cán là những người áp dụng học thuyết man rợ ấy không
kém phần tàn bạo hơn chính người Đức. Tín niệm phổ biến về xu hướng bẩm
sinh của dân tộc Đức ưa tàn bạo và khinh rẻ con người cá nhân, bộc lộ ra như thói