Triết gia hiện đại Đức N. Hartman bày tỏ ấn tượng bi quan của mình về thế
giới trong một khẳng định chung mang tính siêu hình rằng trình độ hiện hữu tỷ lệ
nghịch với sức mạnh của nó, - rằng cái cao cả là thượng tầng phái sinh ở trên cái
thấp kém, bao giờ cũng yếu ớt hơn cái thấp kém. Sức mạnh của cấp bậc linh hồn
yếu ớt hơn sức mạnh súc vật, sức mạnh của thế giới hữu cơ yếu ớt hơn sức mạnh
thế giới vô cơ. Nhưng thậm chí chẳng cần phải chấp nhận công thức này mói kiến
giải được uy quyền của bóng tối thống trị thế gian. Chỉ cần giới hạn trong ý thức
khiêm tốn nhưng không thể tranh cãi được, nhìn nhận đơn giản là trong hiện hữu
trần gian không có bất cứ đảm bảo nào cho thắng lợi của những khởi nguyền
thiện và lí trí - nói cách khác, giữa trình độ giá trị của một biểu hiện hiện hữu
trần gian nào đó và sức mạnh thực tế của nó hay là mức độ ảnh hưởng của nó, ít
nhất cũng không thể thiết lập bất cứ một tỷ lệ thuận nào. Thiên nhiên, cấu trúc
của hiện hữu trần gian - bao gồm ở đây cả lĩnh vực lịch sử, tức là các số phận
con người, - có lẽ vô cảm với cái thiện và cái ác, sự thật và phi sự thật, lí trí và
ngu tối. Trong ý nghĩa ấy “vương quốc trần gian này” thật hiển nhiên là “uy
quyền của bóng tối”.
Tất nhiên, ý tưởng này về “uy quyền của bóng tối”, cũng như ý tưởng của
kinh Phúc Âm về “ánh sáng trong bóng tối”, nói chung thật ra cũng là những
chân lí xưa cũ, xưa cũ như kinh nghiệm sống hoặc như trái tim con người tin
tưởng đầy táo bạo - bất chấp bất cứ sự hiển nhiên nào của trật tự thực tế. Trong
một ý nghĩa nào đó niềm tin ở mọi thời đại đều là niềm tin vào cái bất khả dĩ về
mặt kinh nghiệm, vào cái mâu thuẫn với kinh nghiệm tỉnh táo dựa trên lí trí của
cuộc sống. Mặt khác, từ xa xưa trái tim tin tưởng và trái tim tìm kiếm niềm tin
đều giày vò với những hoài nghi, trong khi không thể điều hòa niềm tin của mình,
việc tìm kiếm sự thật của mình với tình trạng vô nghĩa và bất công của số phận
con người trên thế gian: chỉ cần nhớ lại cuốn sách của Iov, tính bi quan của cuốn
sách Ecclesiastes, phân vân thắc mắc đầy bi ai của các thi sĩ cổ Hi Lạp về cuộc
đời, khởi đầu ngay từ Homère.
Thế nhưng, nếu như vào mọi thời đại đều có bất đồng giữa nội dung của
niềm tin và trật tự khách quan của sự vật, [bất đồng trong] nhận thức lí trí xác
nhận trải nghiệm trật tự ấy thế nào, - nếu như vào mọi thời đại những người vô
tội chịu nhiều đau khổ đặt cho mình câu hỏi của Iov và trái tim con người giày vò
với việc cái ác quá thường hay thắng thế trên trần gian, còn điều thiện bị hi sinh, -
thì dẫu sao quan niệm chung về cơ cấu và tiến trình của hiện hữu trần gian, trong
khi nói chung khác biệt nhau vào các thời gian khác nhau, cũng cho cả những lời
giải đáp hoàn toàn khác nhau về vấn đề tương quan giữa nội dung của niềm tin và