chủ nghĩa không tưởng, kết hợp một cách phản tự nhiên vô tín ngưỡng cực đoan
với niềm tin mù quáng đến tận cùng.
Đối lập trực tiếp với điều đó là tín niệm tỉnh táo đầy cay đắng được mô tả ở
trên - ý thức về sự bất toàn không thể đổi thay ở hiện hữu căn bản của thế gian
và nếu như không phải là tình trạng bất lực thì cũng là nhược điểm của tính
không thể bảo đảm về mặt bản thể trong cõi trần gian cho niềm mơ ước của con
người, cho những nỗ lực của con người khẳng định những nguyên lí của sự thật
và điều thiện trong thế gian - khi đối diện với “uy quyền của bóng tối”.
Thế nhưng tính đối lập của hai quan điểm ấy đạt đến độ căng thẳng cao nhất,
khi sùng bái bóng tối, như sức mạnh sáng tạo được trao sứ mạng thực hiện trạng
thái lí tưởng của thế gian, bản thân nó suy đồi thành vô liêm sỉ thuần túy, thành
nỗi ám ảnh ma quỷ bởi các thế lực độc ác như tự thân chúng. Tình trạng suy đồi
ấy là hoàn toàn không thể tránh được do mâu thuẫn nội tại thật quá quắt, mâu
thuẫn ấy từ bên trong, như con trùng gặm nhấm quan điểm này, mà ta đã nói ở
trên.
Vô liêm sỉ hay là vô tín ngưỡng trâng tráo là phủ định bản thân khởi nguyên
của vật thiêng liêng cũng như phủ định sự cần thiết phải tôn kính vật thiêng
liêng. Đó chính là định hướng trí tuệ theo đúng nghĩa xứng đáng được gọi là chủ
nghĩa hư vô. Theo một ý nghĩa nhất định có thể nói rằng chính chủ nghĩa nhân
văn thô thiển - niềm tin vào con người đã mất đi các cơ sở tôn giáo và siêu hình
và dựa trên việc thay thế niềm tin vào các giá trị khách quan, tuyệt đối bằng việc
phục vụ cho các giá trị thuần túy chủ quan của con người, - ngay từ ban đầu đã ẩn
chứa trong bản thân nó một motif hư vô nào đó. Vì vậy nó có khuynh hướng nội
tại chuyển thành chủ nghĩa hư vô nhất quán. Những kẻ hâm mộ thái độ sùng bái
lăng xăng con người, những đệ tử của niềm tin vào việc thực hiện dễ dàng và
mau chóng “thiên đường trên trái đất” - thiên đường không có Thượng Đế, thuần
túy bằng các phương tiện ngoại tại của con người - do tính vô căn cứ nội tại của
niềm tin ấy và tình trạng vỡ mộng không tránh khỏi mà kinh nghiệm cuộc sống
đem lại cho họ, - nói chung hay có khuynh hướng thiên về chuyển từ niềm tin
sùng bái lăng xăng sang vô tín ngưỡng trâng tráo. Họ dễ dàng chịu đựng được
sụp đổ niềm tin của mình, như là sụp đổ bất cứ niềm tin nào nói chung; họ tiếp
nhận “buổi hoàng hôn của các thần tượng” không-thể-tránh-khỏi, như hạ bệ vật
thiêng liêng nói chung; và một khi không thể thiết lập vương quốc của sự thật và
điều thiện cho toàn nhân loại thì chắc hẳn không có gì khác ngoài việc quay lưng
lại với việc phục vụ lí tưởng nói chung - còn bản thân thì lo sắp xếp tiện nghi cho
mình trên Trái đất này. Có vẻ như khuynh hướng tâm lí của bất cứ cuộc cách