ÁNH SÁNG TRONG BÓNG TỐI - Trang 71

1. Khải huyền của Đức Kitô như “tin mừng”

Nếu chúng ta tự hỏi rằng thực ra có ý nghĩa gì đối với chúng ta trong việc

“có niềm tin Kitô giáo” hay là tin vào khải huyền được Đức Kitô ban cho hay
được hiển lộ qua Người, - tạm thời bỏ qua một bên mọi thứ định nghĩa cụ thể nào
khác của niềm tin ấy và chỉ nhận xét ý nghĩa tổng quát nhất và quan trọng nhất
của nó đối với chúng ta mà thôi - khi đó chúng ta có thể đưa ra lời giải đáp sau
đây. Có niềm tin Kitô giáo - có nghĩa là lĩnh hội được, nhìn thấy được, thu nhận
được cái chân lí vốn ban tặng cho chúng ta một sức mạnh tinh thần trong khi suy
ngẫm về cuộc đời mình, khiến cho chúng ta bình thản và thậm chí vui mừng chịu
đựng được tính bi thảm và vô nghĩa lí nơi cuộc sống thường nghiệm của chúng
ta. Có nghĩa là có được suối nguồn của sự phấn chấn và niềm an ủi ở giữa những
khổ đau. Nói ngắn gọn, có nghĩa là nắm vững được chân lí cơ bản nào đó xác
định toàn bộ cảm nhận cuộc sống của chúng ta, một chân lí vui mừng hay là tin
mừng.

Đáp lại ý thức ấy của chúng ta chính là sự kiện tuyệt vcri đã sớm làm chúng

ta thêm hi vọng - đó là khải huyền của Đức Kitô được gọi là “tin mừng”. Thật
khá lạ lùng là trong bốn câu chuyện kể về cuộc đời, những rao giảng và các hoạt
động của Đức Kitô Jesus, là thành phần cấu tạo của Tân Ước và được dịch ra tất
cả các ngôn ngứ thế giới, thì nhan đề của nó lại không được dịch. Bốn câu
chuyện kể ấy trong mọi ngôn ngữ đều gọi là “Евангелие” (euaggelion), những
người không biết tiếng Hi Lạp không hiểu từ ngữ ấy có nghĩa gì, từ ngữ vốn bao
phủ bởi hào quang của nhà thờ chỉ gây ra cho những tín đồ một cảm xúc tôn kính
mù mờ mà không nói được gì rành mạch cho trí tuệ và trái tim của họ. Rất có thể
trong chuyện này chúng ta có được một trong những ví dụ sớm nhất về việc từ
một niềm tin sinh động dễ hiểu đối với trái tim và có tác động xác định niềm tin
cho nó, biến thành một niềm tin “thần học”.

Thế nhưng mọi người đều biết rằng từ ngữ euaggelion của tiếng Hi Lạp

không có nghĩa gì khác mà chính là “tin mừng”. Hẳn sẽ là tốt đẹp, nếu giả sử như
chúng ta gọi tên những sách thánh ấy là như vậy - nếu giả sử như trong khi mở
cuốn kinh Tân Ước ra chúng ta biết ngay rằng, - giống như những thế hệ tín đồ
Kitô giáo đầu tiên đã biết thế - những câu chuyện kể về cuộc đời, những lời nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.