và sự nghiệp của Đức Kitô thông qua các đệ tử của Người (hoặc là trên cơ sở của
truyền thuyết mà họ kể lại) chứa đựng tin mừng, tức là muốn thông báo cho
chúng ta chân lí hiến tặng niềm vui. Chúng ta, những người của thời hiện tại,
những đứa trẻ của một thời đại tăm tối, nặng nề và kinh khủng, - chúng ta thật
khao khát chờ đợi tin tốt lành - những tin tức khả dĩ an ủi chúng ta, gieo vào
chúng ta niềm hi vọng, và hơn thế nữa còn cho chúng ta biết về niềm vui đã được
thực hiện!
Nhưng thực ra tin mừng ấy bao hàm điều gì vậy? Niềm vui thông báo cho
chúng ta có nội dung gì? Lẽ dĩ nhiên thật dễ dàng trả lời cho câu hỏi ấy bằng cách
dẫn ra học thuyết đức tin giáo điều của Giáo hội. Theo học thuyết ấy thì “Tin
mừng”, nói vắn tắt, là tin báo về sự cứu chuộc thế gian thông qua việc người Con
trai duy nhất của Thượng Đế Jesus Kitô đi xuống trần gian, người Con trai ấy
nhận lấy tội lỗi của cõi trần gian vào Bản thân mình, cái chết của Người trên giá
thập tự và phục sinh từ cõi chết. Nhờ đó mà cõi trần gian vốn đã đau khổ do tội
lỗi tổ tông, bây giờ được hòa giải với Thượng Đế, nay tin tưởng ở Jesus sau khi
Người trở lại lần thứ hai, niềm hoan lạc vĩnh cửu được hứa hẹn.
Khiếm khuyết của lời giải đáp theo truyền thống đó đối với chúng ta - đối
với đa số những người đương thời - là ở chỗ nó chứa đựng một học thuyết thần
học nào đó được giải thích bởi truyền thống, nhưng chúng ta không hiểu thấu
được, nên vì thế học thuyết ấy rất thường hay sống lay lắt ở trong hình thức có
thể gọi là “niềm tin thần học giả hiệu”. Chúng ta cảm nhận một cách mù mờ rằng
trong cơ sở của học thuyết ấy có những khái niệm cổ xưa nào đó của minh triết
rất có thể đầy huyền bí, nhưng là minh triết chúng ta không thể thấu đạt trực tiếp
được. Dù chúng ta có sùng kính thế nào đi nữa đối với cái minh triết mà ta không
thấu hiểu đó, thì chúng ta cũng không thể nào trực tiếp nhìn ra được ở trong học
thuyết về Đức Kitô cứu độ ấy tin mừng đích thực, tức là tin báo về phúc lành hiện
thực cứu độ cho cuộc đời chúng ta. Và khi mà các nhà thần học đương đại luận
bàn theo phong cách giáo hội truyền thống về cứu chuộc, thì ý thức mẫn cảm tôn
giáo vô tình cảm thấy hoài nghi, liệu học thuyết như thế có cần thiết cho chúng ta
hay không, và ý nghĩa sinh động đích thực của nó đối với chúng ta là ở chỗ nào.
Tất nhiên thừa nhận một học thuyết cổ xưa nào đó là không hiểu được thì
chưa có nghĩa là phê phán nó, lại càng không phải là bác bỏ nó. Tuy nhiên, chúng
ta ý thức rõ ràng một điều: để cho bản thân diễn đạt thần học ấy có ý nghĩa, thi
trước hết phải có khả năng nhìn ra một cách đơn giản, thu nhận được, cảm nhận
được bằng trải nghiệm cái hiện thực mà diễn đạt ấy đề cập đến. Nhưng bản thân
cái hiện thực ấy hiển nhiên trong một ý nghĩa nào đó phải hoàn toàn giản dị, tức