là phải hiển hiện trực tiếp đối với trái tìm chúng ta và chứng thực cho tính hiển
nhiên ấy.
Thật may mắn chúng ta nhớ lại rằng trong ý nghĩa đó những người đánh cá
ở Galilaia cũng đã từng ở vào tình thế của chúng ta, họ là những người mà tin
mừng lần đầu tiên hướng tới. Nếu như đối với chúng ta học thuyết thần học về
cứu chuộc trở nên không hiểu được hay là khó hiểu nổi, thì đối với họ học thuyết
ấy đơn giản là không được biết. May mắn cho chúng ta, từ ngay văn bản Phúc
Âm đã hoàn toàn hiển nhiên suy ra rằng, tin mừng lần đầu tiên được rao giảng
cho những người đánh cá ở Galilaia theo nội dung ban đầu của nó, không hề
trùng khớp chẳng những là với học thuyết thần học hoàn chỉnh về cứu chuộc, như
nó được thiết lập rõ ràng bởi vị tông đồ Paul (Phaolô), mà còn cả với những tiền
đề chung của học thuyết ấy - niềm tin vào phẩm giá cứu thế của Đức Jesus và
niềm tin vào tính tất yếu tôn giáo của những đau khổ và cái chết của Người. Vì
rằng những chân lí ấy, như bí ẩn vĩ đại, được phát hiện bởi Đức Jesus cho các đệ
tử thân cận nhất của mình chỉ ở Caesarea Philippi ngay trước lúc kết thúc cuộc
sống trần gian và hoạt động của Người (Matth. 16,13-21), trong khi đó Phúc Âm
thông báo rằng toàn bộ hoạt động trần gian của Đức Jesus Kitô khởi sự bằng rao
giảng “tin mừng của vương quốc”. Như vậy hoàn toàn hiển nhiên, tin mừng ấy
được rao giảng cho những người đánh cá ở Galilaia còn có một nội dung nào đó
khác nửa, trực tiếp và giản dị hơn. Chính cái tin mừng ấy được những người nghe
thấy những lời nói đầu tiên của Đức Jesus Kitô nhận ra và thấu hiểu, là những
người đã bị chấn động về mặt tôn giáo bởi cuộc gặp gỡ với Người, bởi tác động
trực tiếp ở bản diện của Người đã từ rất lâu trước khi họ biết tin về nghịch lí đầy
bí ẩn nơi số phận của Người - nỗi đau khổ, cái chết trên giá thập tự và sự phục
sinh của Người.
Cái ý nghĩa khởi thủy cơ bản ấy của tin mừng thể hiện trong lời nói: “Và
Đức Jesus đi khắp vùng Galilaia, dạy bảo họ trong những synagōgē và rao giảng
tin mừng của vương quốc” (Matth. 4, 23). về chuyện khải huyền mà Đức Jesus
Kitô đưa tới là tin mừng ở trong cơ sở của nó, - điều này ở bên ngoài mọi lí
thuyết thần học, có thể cảm nhận được trực tiếp từ “những lời dạy hoan lạc” của
lời rao giảng ở trên núi, những lời dạy hứa hẹn với những người đang khóc than,
rằng họ sẽ được “an ủi”, với những người bị truy đuổi vì sự thật - rằng có “vương
quốc trên trời” của họ và rằng họ phải “vui mừng và sung sướng”, hay là từ
những lời của Đức Kitô: “Hãy đi đến với Tôi, hỡi tất cả những người lao động và
khổ sở, tôi sẽ đem lại an bình cho các bạn. Hãy lấy cái ách của Tôi và đặt nó lên
bản thân các bạn và các bạn sẽ học được ở Tôi... và các bạn sẽ tìm được an bình