làm ăn thời sinh viên, cửa hàng nhỏ của cô không gặp phải khó khăn gì,
cũng chưa từng đối diện với số phận bi thảm lụn bại. Có người hâm mộ cô
làm ăn như cá gặp nước nên cũng thử gây khó khăn trở ngại nhưng không
biết vì nguyên nhân gì mà không thành.
Học kỳ hai năm thứ ba, Hướng Viễn bắt đầu chơi cổ phiếu. Cô đã thâm
nhập ngành này dưới sự chỉ đạo của Diệp Bỉnh Lâm. Cô đem chút vốn
kiếm được từ cửa hàng nhỏ vào thị trường cổ phiếu xông pha một phen.
Đương nhiên có lời có lỗ nhưng bẩm sinh cô vốn sáng suốt, đầu óc nhanh
nhạy, to gan liều lĩnh, lại có mắt nhìn chuẩn xác nên lời luôn nhiều hơn lỗ.
Cuối cùng, từ một sinh viên nghèo khó, cô đã trở thành bà chủ nhỏ ẩn hình
ở đại học G. Diệp Bỉnh Lâm tất nhiên biết những chuyện này nên ông cũng
đồng ý với những nguyện vọng của Hướng Viễn. Ông không cung cấp sinh
hoạt phí hàng tháng cho cô nữa nhưng những khoản lặt vặt trong trường thì
vẫn đưa đủ trong bốn năm cho cô như đã hứa trước đó. Diệp Bỉnh Lâm
trước nay vẫn yêu mến Hướng Viễn, nay càng tán thưởng hơn với những
việc làm của cô, không tiếc công chỉ bảo và giúp đỡ. Ông không ngớt lời
khen ngợi cô gái nhỏ bé này coi cuộc sống như một trò chơi mà lại chơi rất
thông minh, sáng suốt và ý nghĩa. Ông chỉ ao ước cô là con gái ruột của
mình.
Diệp Khiên Trạch nói, điều này cũng không có gì là lạ, Hướng Viễn vốn
là người có trôi dạt đến hoang đảo cũng vẫn có thể kinh doanh đặc sản địa
phương với chính những người ở đó. Khi ấy, Diệp Khiên Trạch đang ở
thành phố ẩm ướt, dày đặc sương mù bên kia bờ đại dương. Tuy ở xa
nhưng trái tim anh lại gần gũi với Hướng Viễn hơn. Những bức thư của anh
bắt đầu bay đến bên cô như tuyết rơi đầy trời, gọi điện thoại quốc tế tuy
không đến nỗi dày đặc nhưng không quên mỗi tuần một cuộc. Anh kể lể
những nỗi háo hức và cô độc nơi xứ người, kể về những cô gái mặc áo to sụ
trong thành phố cả ngày không thấy ánh mặt trời, kể về ông thầy tính cách
kỳ quặc và bà chủ nhà suốt ngày say rượu. Những chuyện này khiến Hướng
Viễn có cảm giác quay lại mấy năm trước khi anh mới lên thành phố, nôn