nóng muốn chia sẻ mọi điều mình trải qua với người bạn thân thiết nhất.
Khoảng thời gian bốn năm chia cách họ hóa thành hư vô, họ không nhắc
đến tương lai, không nhắc đến Diệp Linh. Khoảnh khắc đó giống như ngày
hôm qua họ vừa vẫy tay chào từ biệt dưới ánh trăng sơn cước vậy.
Về sau, Hướng Viễn mua một chiếc máy tính cũ bằng số tiền kiếm được
của mình. Kết thúc những bận rộn sau một ngày, ngồi trước máy vi tính nói
chuyện với Diệp Khiên Trạch đang cách biệt về thời gian là việc lãng phí
thời gian nhất nhưng lại là sự chờ mong lớn nhất của cô.
Cô cũng không thường xuyên đến nhà họ Diệp chơi nhưng ngoại trừ
Diệp Bỉnh Lâm và Diệp Quân ra, cô và bà Diệp cũng rất gần gũi nhau. Bà
là người phụ nữ hồn hậu dịu dàng, thường không nói những lời quá thân
mật nhưng đối đãi với Hướng Viễn cũng thân tình không kém gì với Diệp
Quân. Diệp Bỉnh Lâm thường bảo Hướng Viễn đến nhà ăn cơm nhưng
chính ông lại bận rộn đến nỗi không mấy khi có mặt ở nhà. Hướng Viễn ăn
cơm xong thì sẽ ngồi trong phòng khách vừa ngắm bà Diệp cắm hoa, vừa
nói chuyện phiếm với bà. Những lúc ấy Diệp Quân không bao giờ chịu
ngồi làm bài tập trong phòng, lúc nào cũng ra salon, để bắt cô giảng bài.
Ra vào Diệp gia nhiều lần, Hướng Viễn cũng có lần gặp em trai của chú
Diệp là Diệp Bỉnh Văn – người cô từng gặp ở thôn Lý năm nào. Khi ấy
hình như là sinh nhật mười tám tuổi của Diệp Linh. Diệp Linh không thích
ồn àn nên Diệp Bỉnh Lâm cũng không chủ trương khoa chiêng gõ trống, chỉ
mời một số họ hàng thân thiết và Hướng Viễn đến ăn cơm. Dì Dương
không được nhanh nhẹn nên cô phải bận rộn suốt, Diệp Quân cứ tò tò theo
sau cô giúp đỡ. Họ hàng nhà họ Diệp không nhiều. Cha mạ Diệp Bỉnh Lâm
không còn, chỉ còn mỗi cậu em trai là Diệp Bỉnh Văn và vài người anh em
họ. Người thì dạy học trong trường, người lại nhận chức trong công ty của
Diệp Bỉnh Lâm như Diệp Bỉnh Văn.
Diệp Bỉnh Văn vẫn như lần đầu gặp Hướng Viễn, dung mạo tuấn tú, ăn
mặc chỉnh tề, khí chất đường đường, cử chỉ nhã nhặn nhưng giữa hàng lông