thành phố, chỉ một câu níu kéo mà bà cũng không nói, đến việc ly hôn cũng
do bà đề nghị. Bố tôi đi rồi, bà cắt đứt mọi liên lạc như người bàng quan,
cũng không cho phép bất cứ cơ hội đền bù nào. Người ta đều nói là do mẹ
không yêu bố, trong lòng luôn mong nhớ đến người đàn ông khác”, anh
vừa nói vừa quay qua nhìn Hướng Viễn. Hướng Viễn cũng nhớ đến bố
mình, Hướng Vân Sinh, bỗng dưng thốt ra một tiếng cười lạnh lẽo.
Anh tiếp tục nói: “Trước khi bố đến đón tôi, bà rất ít khi nhắc đến ông
trước mặt tôi, cũng chưa từng nhiếc móc gì. Lúc ấy tôi còn nhỏ, buổi tối
vẫn cùng A Quân ngủ với bà, sáng hôm sau thức dậy, thấy gối của bà ướt
đẫm. Lúc đầu, tôi không rõ là vì sao nhưng có lần nữa đêm thức giấc, thấy
bà cắn chặt chăn đang lặng lẽ khóc, đến nỗi toàn thân đều run rẩy mà
không hề có một âm thanh nào. Ai cũng nói bố tôi đi rồi bà không còn
mong muốn gì hơn, song những giọt nước mắt ấy ngoài bà ra, liệu còn ai
hay? Bắt đầu từ lúc ấy, tôi rất sợ tỉnh dậy giữa đêm khuya, rất sợ nhìn thấy
cảnh bà đang khóc. Nhưng cứ nhắm mắt là cảm thấy khắp nơi đều ướt đẫm
nước mắt. Về sau, bà đồng ý cho bố đưa tôi đi nhưng lại không chịu thừa
nhận A Quân là con của ông, giữ nó lại bên mình rồi cưới chú Trâu thọt,
đến khi bà chết cũng không chịu cho chúng tôi về thăm một lần”.
Thím Trâu là người phụ nữ chăm sóc, quan tâm đến Hướng Viễn nhiều
nhất sau khi mẹ cô qua đời, trong ký ức của cô, thím là người hiền lành và
giỏi giang. “Vậy sau đó có bao giờ cầu nhắc đến những chuyện này với chú
Diệp không?”, Hướng Viễn hỏi.
Diệp Khiên Trạch cười khổ: “Nếu tôi nhắc, ngoài chuyện khiến bố tôi
càng đau khổ hơn thì còn làm được gì? Đừng nói là có thể hay không, cho
dù bố tôi chịu quay lại, chẳng lẽ mọi thứ có thể bắt đầu lại từ đầu? Hơn nữa
sau khi bố tôi và dì kết hôn, tình cảm rất mặn nồng, tôi cứ nghĩ rằng giữa
bố và mẹ thì ít ra còn có một người hạnh phúc. Dì đối xử với tôi rất tốt và
đối với tôi cũng vậy nhưng chính bà thì lại không vui vẻ gì. Lúc còn bé, A
Linh hay đau ốm, uống rất nhiều thuốc, lúc khó chịu trong người cứ khóc