làm ở bộ phận kỹ thuật, nhân số tuy không nhiều lắm nhưng họ rời quê
hương lập nghiệp nên cũng khá là an phận thủ thường.
Phái cuối là nhóm Hồ Nam. Hồ Nam không xa xa thành phố G lắm nên
luôn là dòng chủ lưu “xuống Nam lập nghiệp”. Theo sự phát triển không
ngừng của công ty, nhân viên quê ở Hồ Nam cũng theo đà tăng trưởng, đặc
biệt là những người ở Hành Dương. Họ có thể chịu khổ, lại chịu khó làm
việc, cũng rất đoàn kết, rất được đón nhận ở một nơi thuộc ngành công
nghiệp nặng như Giang Nguyên. Phó tổng Lý chính là sinh viên người Hồ
Nam, mười mấy năm đã từ từ phát triển sự nghiệp từ tầng thấp nhất. Nhưng
ngoài phó tổng Lý là quản lý cấp cao ra, đại đa số nhân viên người Hồ Nam
vẫn làm việc ở những cấp bậc bình thường nhất. Họ “bao thầu” những công
việc nặng nhọc nhất, vất vả nhất Giang Nguyên nhưng thu nhập lại không
cao, đặc biệt là so với những nhân viên bản địa được ký hợp đồng vô thời
hạn. Họ cùng làm những công việc như nhau, song lĩnh được số lương khác
nhau, thêm vào đó là những nhân viên cố chấp làm ở bộ phận phát lương
luôn dựa vào ưu thế của mình, lười biếng ranh mãnh, ỷ thế của mình nên cố
ý ức hiếp và coi thường những người Hồ Nam, chuyện ấy Hướng Viễn
cũng đã nghe thấy. Mâu thuẫn và bất mãn của nhóm Hồ Nam với nhóm bản
địa đã tồn tại từ lâu. Chuyện lớn thì tuy vẫn chưa bộc phát, xong nó như
một quả bom bị chôn dưới đất. Đó cũng là chuyện mà Hướng Viễn cảm
thấy khá lo lắng.
Nhưng chức quyền của Hướng Viễn chỉ giới hạn trong bộ phận kinh
doanh marketking, những việc khác cô không tiện hỏi đến. Cô đã gián tiếp
nói với Diệp Khiên Trạch về suy nghĩ của mình: cách chiêu mộ nhân viên
như vậy không được hay lắm. Người cùng quê tìm người cùng quê, người
thân tìm người thân, những nhóm nhỏ thế này không có lợi cho sự phát
triển của công ty. Đã không phải là của nhà nước, còn tồn tại những người
gọi là nhân viên chính thức, cùng nghề mà lại bất bình đẳng thì những nhân
viên bản địa chính thức kia nếu không áp chế, e rằng sớm muộn cũng xảy
ra chuyện.