mươi hai tuổi, người Hành Dương – Hồ Nam, đã từng đi quân đội ở biên
giới ba năm, sau khi xuất ngũ đến làm bảo vệ ở Giang Nguyên.
Cậu ta và Đằng Vân của Quảng Lợi có quan hệ gì? Thực ra khi biết quê
quán của Đằng Tuấn, trong lòng Hướng Viễn đã có đáp án. Họ Đằng ở
thành phố G này không nhiều, huống hồ là trong công ty có đến hơn hai
nghìn người, còn là người cùng quê, nếu bảo không có quan hệ gì thì cũng
là quá miễn cưỡng.
Khi Diệp Bỉnh Lâm còn quản lý Giang Nguyên đã đề xướng “nhân tính
hóa quản lý”, ngoài những chức vụ quan trọng thì nhân viên bình thường đa
phần ưu tiên cho người thân của chững người trong bộ phận đó, làm như
thế kỳ thật cũng có lợi cho việc ổn định đội ngũ nhân viên, có điều cũng tạo
nên những mối quan hệ lằng nhằng vô cùng phức tạp.
Như Giang Nguyên hiện giờ, đã ngấm ngầm hình thành nên ba bang
phái lớn…
Một là người bản địa, rồng dữ không đè được rắn đất, những nhân viên
người thành phố G đương nhiên là phái có số lượng đông nhất, đa số là
quản lý cấp trung của những phòng ban. Công ty con và kho hàn đều do
người bản địa nắm giữ, nhưng cũng vì chiếm được thế “chủ nhà” mà họ có
được sự ưu tú bẩm sinh, song cũng không đoàn kết cho lắm.
Hai là người Giang Tây, Diệp Bỉnh Lâm ngày xưa từng đến Giang Tây,
lại cưới vợ sinh con ở đó nên Giang Tây là quê hương thứ hai của ông. Khi
sự nghiệp đã thành công, ông đã sắp xếp cho những người quen ở đó và gia
quyến của họ làm việc trong công ty, bao gồm cả Hướng Viễn. Họ được
xem là một phái thiên tài và kiêu ngạo của Giang Tây. Nhưng Hướng Viễn
chẳng những không thú vị gì với việc kéo bè kết cánh, mà còn gay gắt phản
đối với những việc như họp hội đồng hương. Những người cùng quê với
cô, những người thông minh nhanh nhẹn, học kỹ thuật cũng nhanh, đa số