phí, mà cuộc sống mấy tháng sau đó của cô và Hướng Dao cũng không đến
nỗi nào.
Gần đến trưa, Hướng Viễn nhẩm tính sơ một lượt, dẫn đường hai lần
kiêm thuyết minh, cộng thêm số quà lưu niệm đã bán được, tổng cộng cũng
được gần trăm tệ. Đó mới chỉ là số kiếm được trong buổi sáng đầu tiên của
kỳ nghỉ này, có thể coi là làm ăn rất khá rồi. Hướng Viễn cất tiền kỹ lưỡng
rồi mới thấy hơi khát, sực nhớ ra từ sáng tới giờ chưa có giọt nước nào vào
miệng. Cô hớp một ngụm nước lọc mang theo bên người, thím hai Lý bán
thạch dưới gốc hòe bảo cô ăn một bát thạch để giải khát, nhưng cô cười hi
hi từ chối, nếu không bất đắc dĩ lắm thì không lợi dụng người khác, cũng
không thiếu nợ nhân tình là nguyên tắc nhất quán của Hướng Viễn.
Ánh nắng ban chiều xuyên qua kẽ lá chiếu xuống mặt đất bên dưới,
văng vẳng trên đỉnh đầu có tiếng ve sầu kêu than mùa thu. Thời điểm này là
lúc lưu lượng khách đến du lịch ít nhất, Hướng Viễn dựa vào gốc cây,
không tự chủ được cũng lơ mơ buồn ngủ.
Lão Hồ xem bói ngồi cạnh gà gật được một lúc lâu đang dần tỉnh lại, uể
oải ngáp mấy cái rồi nhìn Hướng Viễn nói: “Dù sao cũng không có khách,
cô bé, có cần tôi đoán cho cô một quẻ không?”
Hướng Viễn cười bảo: “Chẳng phải ông luôn bảo đoán trước mệnh trời
sẽ bị giảm thọ đó sao? Tôi không trả tiền, làm sao khiến ông bị tổn thọ lãng
phí được?” Tuy ngoài miệng cô nói thế, nhưng trong lòng lại phản đối
những trò thuật sĩ giang hồ vớ vẩn thế này. Lão Hồ này không phải người
trong thôn, phiêu bạt tứ xứ lừa gạt để mưu sinh, cuối cùng đã đến thôn Lý
này trong vô thức. Vừa hay gốc hòe già của thôn Lý đang được truyền tụng
như một thần thoại, thế là ông ta mở công cuộc làm ăn bói toán cho mọi
người dưới gốc cây này, mà cũng ăn nên làm ra lắm. Đến tìm ông nhờ bói
toán đoán chữ là du khách, cầu vận chủ yếu là nhân duyên. Lúc Hướng
Viễn rảnh rỗi cũng quan sát với thái độ bàng quan, nhìn lão Hồ nói năng
linh tinh lộn xộn, tạo ra một quẻ bói thần kỳ, trong lòng thấy buồn cười: